Câu hỏi:

24/12/2024 351

         Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) so sánh, đánh giá kết thúc truyện “Thi Thành Hoàng” ở phần Đọc hiểu với kết thúc truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” – Nguyễn Dữ, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 19, NXB Đại học Huế, năm 2024)

        “Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.

          Năm Giáp Ngọ, có người thành Đông Quan, vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa Tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:

       - Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!

Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: so sánh, đánh giá kết thúc truyện “Thi Thành Hoàng” ở phần Đọc hiểu với kết thúc truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu

Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung sau:

- Điểm giống: Cả hai truyện đều kết thúc có hậu bằng một chi tiết kì ảo: Nhân vật chính vì là người tài đức nên sau khi mất đi, sang thế giới

bên kia làm quan; người nhà/ người quen sau đó thoáng nhìn thấy nhân vật hiện về có kẻ hầu, người hạ, ngựa mũ, áo mão đầy đủ.  

- Điểm khác:

+ Truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, nhân vật khi còn sống là người ngay thẳng không sợ gian tà, dám chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ cái thiện nên chết đi và được làm quan Phán sự (Chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án, chức quan thực hiện công lí).

+ Truyện “Thi Thành Hoàng”, nhân vật chết đi thành thần, được giữ chức Thành Hoàng ở Hà Nam theo hẹn định, là vị chủ thần trông coi, quản lí vùng Hà Nam.

- Ý nghĩa: Tuy có nét khác nhau nhưng về cơ bản kết thúc của hai truyện có nhiều điểm tương đồng rõ nét. Nét tương đồng trong kết thúc truyện này đã thể hiện được điểm tương đồng trong quan điểm, tư tưởng của Nguyễn Dữ và Bồ Tùng Linh. Cả hai nhà văn đều tin rằng cái đẹp, cái thiện sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác, người có tài, có tâm ắt sẽ được trọng dụng, báo đáp,...Kết thúc này cũng thể hiện rõ mối quan hệ mật thiết và sự ảnh hưởng qua lại của tư tưởng, văn hoá, văn học giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực, khẳng định quy luật bảo lưu và tiếp biến của văn học.

Hướng dẫn chấm:

- HS trả lời như đáp án hoặc có thể diễn đạt khác nhưng hợp lí, thuyết phục: cho 1,0 điểm.

- HS trả lời được ý 1,2: cho 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)

- Hs trả lời được ý 3: cho 0,5 điểm

d. Diễn đạt

 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định ngôi kể của văn bản.

Xem đáp án » 24/12/2024 1,626

Câu 2:

Nhà văn Victor Hugo từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Tài và đức chính là hai phẩm chất cần có làm nên giá trị của một con người.

        Từ suy nghĩ của bản thân, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) luận bàn về “tài”, “đức” của con người trong cuộc sống.

Xem đáp án » 24/12/2024 409

Câu 3:

Chỉ ra dấu hiệu về phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ trang trọng được thể hiện trong đoạn văn dưới đây.

      Các thần đưa nhau xem, khen mãi không thôi, gọi lên báo rằng:

        - Ở Hà Nam khuyết một chức Thành Hoàng, ông đáng giữ chức ấy.

Ông hiểu ra, đập đầu khóc mà thưa rằng:

        - Được ân ban sủng đâu dám từ nan, chỉ hiềm một nỗi còn mẹ già bảy mươi tuổi, không ai phụng dưỡng. Xin được đến hết tuổi trời lúc ấy lục dụng sẽ vâng theo.

Xem đáp án » 24/12/2024 0

Câu 4:

Trình bày tác dụng của việc sử dụng các chi tiết kì ảo trong truyện.

Xem đáp án » 24/12/2024 0

Câu 5:

Nêu chủ đề của văn bản.

Xem đáp án » 24/12/2024 0

Câu 6:

Từ lòng hiếu thảo của nhân vật Tống Công trong văn bản, anh/chị hãy nêu suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để thể hiện sự hiếu kính của mình đối với cha mẹ (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

Xem đáp án » 24/12/2024 0

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP +3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +6 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +12 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store