Câu hỏi:
24/12/2024 409Nhà văn Victor Hugo từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Tài và đức chính là hai phẩm chất cần có làm nên giá trị của một con người.
Từ suy nghĩ của bản thân, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) luận bàn về “tài”, “đức” của con người trong cuộc sống.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a/ Đảm bảo bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận
Đảm bảo yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn.c/ Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu
Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Thân bài:
- Giải thích:
+ “Tài” có nghĩa là tài năng, đó là khả năng đặc biệt của con người trong một hoặc vài lĩnh vực nào đó. Nó được thể hiện ở khả năng tìm tòi, khai thác, sáng tạo hoặc làm một công việc nào đó đạt được đến độ khó ai có thể làm được.
+ “Đức” là đạo đức, đó là những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó được thể hiện qua tư cách, tác phong, phẩm hạnh, tính cách, hành xử,… tốt đẹp, cao thượng của con người trong cuộc sống.
- Bàn luận về “tài” và “đức”:
+ Tài năng là tố chất đáng quý của mỗi người. Tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng.
+ Tài năng giúp con người dễ dàng đáp ứng yêu cầu, gặt hái thành công, đạt hiệu quả xuất sắc trong công việc và trong cuộc sống. Người có tài năng thường được xã hội trọng vọng, tôn vinh.
+ Đức là phẩm hạnh quan trọng trong mỗi con người. Đạo đức chính là hiện thân rõ nhất của phần người trong con người.
+ Người có đạo đức là người biết sống có lí, có tình, luôn tuân thủ pháp luật nhưng cũng biết nhân ái, vị tha, khoan dung,… Người có đạo đức vì thế mà dễ được mọi người tin tưởng, yêu mến, nể trọng.
+ Tài và đức đều là những phẩm chất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nếu thiếu đi bất kì một yếu tố nào, đời sống của mỗi chúng ta cũng không trọn vẹn. “Có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh).
+ Tài, đức của con người không tự nhiên mà có, muốn trở thành người vừa có đức vừa có tài, có ích cho xã hội thì mỗi người phải cố gắng, ra sức rèn đức, luyện tài.
- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện: Có người chỉ chú trọng rèn tài mà không luyện đức và ngược nên dễ thất bại hoặc khó thành công trong cuộc sống.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Hướng dẫn chấm:
- Giải thích được tài, đức: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm).
- Bàn luận về tài, đức: 1,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm).
- Bàn luận, mở rộng: 0,25 điểm.
- Nêu và đánh giá khái quát được vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.d/ Diễn đạt
e/ Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) so sánh, đánh giá kết thúc truyện “Thi Thành Hoàng” ở phần Đọc hiểu với kết thúc truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” – Nguyễn Dữ, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 19, NXB Đại học Huế, năm 2024)
“Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.
Năm Giáp Ngọ, có người thành Đông Quan, vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa Tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:
- Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!
Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất.
Câu 3:
Chỉ ra dấu hiệu về phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ trang trọng được thể hiện trong đoạn văn dưới đây.
Các thần đưa nhau xem, khen mãi không thôi, gọi lên báo rằng:
- Ở Hà Nam khuyết một chức Thành Hoàng, ông đáng giữ chức ấy.
Ông hiểu ra, đập đầu khóc mà thưa rằng:
- Được ân ban sủng đâu dám từ nan, chỉ hiềm một nỗi còn mẹ già bảy mươi tuổi, không ai phụng dưỡng. Xin được đến hết tuổi trời lúc ấy lục dụng sẽ vâng theo.
Câu 4:
Trình bày tác dụng của việc sử dụng các chi tiết kì ảo trong truyện.
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!