Câu hỏi:
26/12/2024 1,579Đọc đoạn trích:
Bốn tháng rồi
“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”
Lời nói người xưa đâu có sai
Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tụy còn hơn mười năm trời.
Bởi vì:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ.
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân.
May mà:
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lui một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
(Trích “Nhật ký trong tù” - Hồ Chí Minh)
Chỉ ra dấu hiệu nhận biết thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dấu hiệu xác định thể thơ số chữ trong các dòng thơ.
Số chữ trong các dòng thơ không bằng nhau là dấu hiệu xác định thể thơ tự do của đoạn trích.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,25 điểm
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểmCâu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Hình ảnh được sử dụng để so sánh với "mười năm trời" trong đoạn trích: “Sống khác loài người vừa bốn tháng”
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.Câu 3:
Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức điệp ngữ trong các câu thơ:
"Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ."
Lời giải của GV VietJack
- Hình thức điệp ngữ: “Bốn tháng”
- Hiệu quả của việc sử dụng hình thức điệp ngữ:
+ Tạo cho câu thơ sinh động, bất ngờ và lối cuốn người đọc.
+ Nhấn mạnh chuỗi thời gian dài đằng đẵng, đầy đau khổ mà tác giả phải chịu đựng trong tù. Tạo nhịp điệu đều đặn, lặp lại, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về những khó khăn cụ thể: thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu vệ sinh cá nhân, điều kiện sống khắc nghiệt.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 điểm
Câu 4:
Nêu ý nghĩa của hình ảnh đối lập giữa hai trạng thái:
"Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần."
Lời giải của GV VietJack
Ý nghĩa của hình ảnh đối lập giữa hai trạng thái: "Vật chất tuy đau khổ - Không nao núng tinh thần." là:
- Thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù.
- Dù bị đày đọa về thể xác, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng vẫn không hề lung lay, luôn giữ vững ý chí và niềm tin vào chính nghĩa.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án 1 ý: 0,5 điểm
- Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Từ nội dung đoạn thơ, thí sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về bài học ý chí kiên cường trong cuộc sống. Có thể theo hướng:
+ Qua đoạn thơ, ta học được bài học quý giá về ý chí và tinh thần vượt khó.
+ Trong cuộc sống, mỗi người đều có thể đối mặt với nghịch cảnh, nhưng điều quan trọng là phải kiên trì và giữ vững tinh thần lạc quan, không lùi bước trước khó khăn.
+ Như Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đày, dù gian khổ vẫn giữ vững niềm tin và ý chí, điều này là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ ngày nay.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án 2 ý: 0,75 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án 1 ý: 0,5 điểm
- Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cuộc sống rất cần sự sáng tạo của con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.
Câu 2:
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tinh thần kiên cường của nhân vật trữ tình trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 3:
Câu 4:
Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức điệp ngữ trong các câu thơ:
"Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ."
Câu 5:
Nêu ý nghĩa của hình ảnh đối lập giữa hai trạng thái:
"Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần."
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!