Câu hỏi:

05/01/2025 171

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Nguyễn Sinh, người Thanh Trì, diện mạo tuấn tú, phong thái đường hoàng, mồ côi cha từ sớm. Thuở nhỏ, Sinh có đi học nhưng vì nhà nghèo, không được học đến nơi đến chốn. Cạnh làng có dòng sông nhỏ, nhà Sinh vốn làm nghề chèo thuyền nên Sinh cũng theo nghề. Khi nhàn rỗi, Sinh tập hát các bài ca chèo thuyền. Mỗi khi chàng cất lời ca, ai nghe cũng phải ngất ngây.

Bên bờ sông là nhà phú ông họ Trần, có một cô con gái chưa chồng. Nghe Sinh hát nàng rất ưa, thường ngồi tựa cửa sổ liếc nhìn và thầm yêu chàng. Nàng nhờ con hầu đem khăn tặng Sinh, và dặn nó bảo Sinh nhờ người mai mối. Sinh về nhà bàn với mẹ. Mẹ bảo:

– Người ta giàu, nhà mình nghèo. Giàu nghèo cách biệt. Con làm sao mơ tưởng được đám ấy.  

Sinh thưa:

– Đấy là ý nguyện của cô gái!

Rồi ép mẹ đi hỏi. Bà mẹ bất đắc dĩ, phải đem lễ vật nhờ bà hàng xóm đến thưa chuyện trước với ông Trần. Ông Trần không nhận lời. Bà hàng xóm lại cố nài xin, lại hết lời ca ngợi Sinh đẹp trai, đứng đắn. Ông Trần tái mặt, nổi giận nói:

– Có phải là thằng lái đò hát xướng không? Nó tài giỏi, đẹp trai, tôi biết cả rồi. Nhưng con gái tôi xấu xí, thô lậu, không xứng đôi phải lứa được với nó đâu. Xin phiền bà từ chối giúp cho.

Bà hàng xóm vừa ra khỏi cửa mấy bước, đã nghe ông nói lớn:

– Cửa nhà như thế này, con gái yêu kiều như thế này, mà lại có thằng rể lái đò à? Mụ ăn mày này thật ngu hết chỗ nói!

Bà mối trở về, kể lại những lời của ông Trần. Mẹ Sinh vừa xấu hổ, vừa tức giận, mắng Sinh. Sinh cũng phẫn uất nói:

– Ông già ấy làm nhục người ta quá lắm, chẳng qua cậy có nhiều tiền bạc thôi. Ta thử bỏ nghề chèo thuyền xem có làm giàu được không!

Rồi Sinh từ biệt mẹ ra đi. [...]

Cô gái nghe tin Sinh phẫn chí bỏ đi, không biết là đi đâu, trong lòng âm thầm thương xót. Mỗi khi không có ai, nàng lại nhìn bóng mình mà nuốt lệ. Dần dà, nàng sinh bệnh chân tay rời rã, vóc dáng gầy mòn, trong ngực kết thành một khối rắn như đá, chữa chạy thế nào cũng không khỏi. Cứ như vậy đến hơn một năm thì nàng qua đời. Trước khi mất, nàng dặn lại:

– Trong ngực con chắc có vật gì lạ. Sau khi con mất, xin hoả táng để xem đó là vật gì. Ông Trần làm theo lời con. Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm tro xương, sót lại một vật to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc, cũng chẳng phải là đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn bên trong thì có bóng con đò, trên đó có một chàng trai đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát. Ông nhớ lại chuyện ngày trước mới hay con gái mình đã chết vì chàng lái đò, hối hận cũng muộn rồi. Ông bèn đóng chiếc hộp con, đặt khối đá vào trong, để lên bàn thờ.

Sinh bỏ nhà, một thân trơ trọi lên đất Cao Bằng. Vài năm sau, Sinh tích góp được hơn ba trăm lạng vàng và nghĩ số vàng này đủ dùng vào việc vui nên sửa soạn hành trang trở về. Đến nhà, được biết mọi chuyện về cái chết của cô gái, Sinh đau xót tuyệt vọng, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng. Làm lễ xong, Sinh xin xem cục đá cất giữ trong hộp. Ông Trần mở hộp lấy ra đưa Sinh. Chàng nâng niu cầm lấy, xúc động khóc rống lên, nước mắt nhỏ xuống khối đá. Bỗng nhiên, khối đá tan chảy đầm đìa thành máu tươi, ướt đẫm ống tay chàng. Sinh xúc động trước mối tình của cô gái, thề không lấy ai nữa.

 (Trích Chuyện tình ở Lan Trì, Vũ Trinh, in trong Lan Trì kiến văn lục,

NXB Hồng Bàng, 2013)

Điều gì khiến cô gái họ Trần đem lòng yêu Nguyễn Sinh?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Cô gái họ Trần yêu Nguyễn Sinh vì chàng có giọng hát khiến “ai nghe cũng phải ngất ngây”.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Chỉ ra ít nhất hai đặc điểm nghệ thuật của truyện truyền kì thể hiện trong văn bản trên.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh có thể chỉ ra ít nhất hai trong số những đặc điểm nghệ thuật sau đây của truyện truyền kì có trong tác phẩm:

– Sử dụng motif quen thuộc của truyện dân gian: cô gái nhà giàu say mê chàng trai nhà nghèo chỉ vì nghe tiếng hát.

– Bối cảnh của truyện có sự kết hợp giữa không gian, thời gian cụ thể, có thực kết hợp với không gian, thời gian không xác định.

– Cốt truyện chú trọng tính chất li kì, bất ngờ.

– Yếu tố kì ảo thể hiện ở hình ảnh dị vật trong ngực cô gái họ Trần.

Câu 3:

Hình ảnh dị vật để lại sau khi chết của cô gái họ Trần có ý nghĩa gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– Hình ảnh di vật để lại sau khi chết của cô gái họ Trần là “một vật to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc, cũng chẳng phải là đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn bên trong thì có bóng con đò, trên đó có một chàng trai đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát”.

– Đây là chi tiết kì ảo, có tác dụng thể hiện nỗi bi phẫn của cô gái khi bị ngăn cản khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân.

Câu 4:

Từ tình cảnh ngang trái của Nguyễn Sinh, tác phẩm muốn truyền tải thông điệp gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Tình cảnh ngang trái của Nguyễn Sinh là khi ở gần cô gái họ Trần, chàng lại mang thân phận nghèo hèn, không “môn đăng hộ đối”; đến khi có đủ tiền của trở về, người cũ đã không còn. Từ đó, tác phẩm bày tỏ thái độ lên án với lễ giáo phong kiến hà khắc, thể hiện khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân.

Câu 5:

Nếu được yêu cầu sửa phần kết của tác phẩm, anh/ chị sẽ sửa như thế nào? Vì sao anh/ chị chọn sửa như vậy?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách trên cơ sở bảo đảm những nội dung sau:

– Nêu ý tưởng chỉnh sửa lại phần kết của câu chuyện.

– Trình bày lí do lựa chọn cách sửa như vậy.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ cảm nhận của anh/ chị về nhân vật cô gái họ Trần trong câu chuyện trên.

Xem đáp án » 05/01/2025 78

Câu 2:

Câu 2 (4,0 điểm)

Hiện nay, hiện tượng tin giả tràn lan trên mạng Internet gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.

Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề này.

Xem đáp án » 05/01/2025 30

Câu 3:

Chỉ ra ít nhất hai đặc điểm nghệ thuật của truyện truyền kì thể hiện trong văn bản trên.

Xem đáp án » 05/01/2025 0

Câu 4:

Hình ảnh dị vật để lại sau khi chết của cô gái họ Trần có ý nghĩa gì?

Xem đáp án » 05/01/2025 0

Câu 5:

Từ tình cảnh ngang trái của Nguyễn Sinh, tác phẩm muốn truyền tải thông điệp gì?

Xem đáp án » 05/01/2025 0

Câu 6:

Nếu được yêu cầu sửa phần kết của tác phẩm, anh/ chị sẽ sửa như thế nào? Vì sao anh/ chị chọn sửa như vậy?

Xem đáp án » 05/01/2025 0

Bình luận


Bình luận