Câu hỏi:
17/01/2025 323I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NẠN NHÂN?
(Adam Khoo)
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao có nhiều người chọn cho mình vai trò nạn nhân? Thật ra, bạn đọc và nghe chuyện của những “nạn nhân” này hàng ngày. Đó là chuyện về: một kẻ đáng thương vừa bị mất việc sau khi đã cống hiến những năm tháng tuổi trẻ của mình cho công ty, một người vợ thường xuyên bị hành hạ bởi ông chồng nát rượu, một doanh nhân tội nghiệp với cơ ngơi tan tành theo mây khói trong cuộc khủng hoảng kinh tế, một cặp vợ chồng đáng thương bị kẻ gian lừa đảo mất hết tiền bạc,... Tôi không muốn tỏ ra lạnh lùng nhẫn tâm, nhưng chừng nào những người này còn tự thuyết phục mình rằng họ chính là nạn nhân của hoàn cảnh, thì họ sẽ không bao giờ có khả năng làm chủ cuộc đời mình. Và như thế, họ cũng không thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho chính mình, không thể tiếp tục tiến lên phía trước, và càng không thể thay đổi đời mình vì những điều tốt đẹp hơn. Nhiều người trong chúng ta để mình rơi vào tình trạng nạn nhân hết lần này đến lần khác. Ngay chính bản thân tôi cũng từng có đôi lúc như thế. Vâng, bởi vì lựa chọn dễ dàng nhất trong hoàn cảnh khó khăn là để mình rơi vào vai trò của một nạn nhân tội nghiệp.
Bạn có quen người nào liên tục dè bỉu chê bai ông chủ hay đồng nghiệp của mình, nói xấu người bạn đời, chửi cả xã hội loài người, cũng như chính phủ nước mình không? Rõ ràng, dù trong bất kỳ vai trò nào: một nhân viên, một thành viên trong gia đình, một thành viên của xã hội, hay một công dân, lúc nào họ cũng là... “nạn nhân đáng thương”.
Thế còn bạn thì sao? Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị lừa đảo hay lợi dụng? Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị đối xử không công bằng? Bạn có bao giờ cảm thấy mọi người xung quanh chưa nhận ra giá trị của bạn? Và bạn thường có phản ứng ra sao? Hầu như tất cả chúng ta, vào lúc này hay lúc khác, đều từng ca thán với bạn bè mình rằng: “Đâu phải lỗi tại tôi! Người kia mới là người có lỗi!”.
Tại sao con người luôn có khuynh hướng làm như thế? Đó là bởi vì khi làm như vậy, chúng ta cảm thấy “an toàn” hơn! Với tư cách là nạn nhân, chúng ta sẽ nhận được nhiều sự cảm thông của người đời. Với lại khi làm thế, ta có cảm giác yên tâm rằng, ta làm đúng và có lý lẽ để biện minh cho hành động của mình. Đôi khi than vãn thậm chí còn trở thành... liệu pháp tâm lý. Sau tất cả những lời than thân trách phận, chúng ta thật sự cảm thấy như cất đi được gánh nặng cảm xúc đè nặng trên ngực mình.
Tuy nhiên, đã đến lúc bạn cần phải biết một sự thật rằng, mặc dù việc đóng vai trò nạn nhân khiến bạn có cảm giác được bù đắp phần nào, thì cái giá của nó cũng rất đắt. Chừng nào bạn còn đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc ai đó đã gây ra những khó khăn cho mình, thì bạn cũng đang dần tự hủy hoại quyền lực tuyệt đối của bản thân để làm chủ cuộc đời mình và thay đổi nó. Dĩ nhiên, khi tôi nói đến chuyện chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những gì xảy ra, tôi không có ý muốn nói là bạn phải tự trách móc bản thân. Chịu trách nhiệm và tự trách mình là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nhiều người có xu hướng đổ lỗi cho mình về tất cả mọi chuyện - nhưng đó càng không phải là cách.
Tự đổ lỗi rồi trách móc bản thân đủ điều có nghĩa là bạn đang tự đánh mình tơi tả với những cảm giác day dứt ân hận, nên bạn chỉ càng mang nặng trong lòng cảm giác khổ sở, bất lực và tuyệt vọng, mà chẳng giải quyết được gì. “Đó là lỗi của tôi! Tôi ngu ngốc! Tôi đúng là kém cỏi! Tôi hết thuốc chữa.”
(Adam Khoo, Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh. NXB Phụ nữ, 2010)
* Adam Khoo sinh 1974, là một doanh nhân thành đạt tại Singapore, là tác giả của những quyển sách bán chạy. Adam Khoo là nhà sáng lập, chuyên gia đào tạo cấp cao, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghệ Giáo dục Adam Khoo, được biết tới ở Việt Nam với tên gọi Adam Khoo Education.
Xác định luận đề của văn bản Nạn nhân? và cho biết, cách mở đầu văn bản nghị luận này có gì đặc biệt?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Luận đề: tự đổ lỗi cho bản thân.
- Cách mở đầu văn bản nghị luận: Đặt câu hỏi mở đầu văn bản.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Câu: “Tôi không muốn tỏ ra lạnh lùng nhẫn tâm, nhưng chừng nào những người này còn tự thuyết phục mình rằng họ chính là nạn nhân của hoàn cảnh, thì họ sẽ không bao giờ có khả năng làm chủ cuộc đời mình” thuộc thành phần nào trong văn bản nghị luận, đang nói về điều gì?
Lời giải của GV VietJack
- Câu trên thuộc thành phần lí lẽ trong văn bản nghị luận.
- Nói về hậu quả của việc cho mình nạn nhân của hoàn cảnh.Câu 3:
Tác giả trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và thể hiện ý kiến quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết) như thế nào? Điều đó có tác dụng gì đối với văn bản nghị luận?
Lời giải của GV VietJack
- Trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và thể hiện ý kiến chủ quan.
+ Bằng chứng khách quan: Đó là chuyện về một kẻ đáng thương vừa bị mất việc; một người vợ thường xuyên bị hành hạ; một doanh nhân tội nghiệp với cơ ngơi tan tành; cặp vợ chồng đáng thương bị kẻ gian lừa đảo mất hết tiền bạc,....
+ Thể hiện ý kiến chủ quan: chừng nào những người này còn tự thuyết phục mình rằng họ chính là nạn nhân của hoàn cảnh, thì họ sẽ không bao giờ có khả năng làm chủ cuộc đời mình. Và như thế, họ cũng không thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho chính mình, không thể tiếp tục tiến lên phía trước, và càng không thể thay đổi đời mình vì những điều tốt đẹp hơn.
- Tác dụng đối với văn bản nghị luận: vấn đề khách quan và thể hiện ý kiến chú quan hỗ trợ cho lập luận, cộng hưởng để thuyết phục độc giả đồng thuận với ý kiến của tác giả (trong văn bản nghị luận).Câu 4:
Phân tích nghệ thuật lập luận nổi bật của văn bản bằng cách đưa ví dụ và nhận xét tác dụng của chúng.
Lời giải của GV VietJack
- Sử dụng hàng loạt câu hỏi mở đầu các luận điểm.
+ Bạn có quen người nào liên tục dè bỉu chê bai ông chủ hay đồng nghiệp của mình, nói xấu người bạn đời, chửi cả xã hội loài người, cũng như chính phủ nước mình không?
+ Thế còn bạn thì sao? Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị lừa đảo hay lợi dụng? Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị đối xử không công bằng? Bạn có bao giờ cảm thấy mọi người xung quanh chưa nhận ra giá trị của bạn?
- Tác dụng của việc sử dụng hàng loạt câu hỏi mở đầu các luận điểm.
+ Cuốn người đọc vào vấn đề/luận đề đang được bàn luận.
+ Khiến độc giả phải tự trả lời, ngầm đối thoại với tác giả.
+ Tính tương tác và bình đẳng giữa tác giả với độc giả.Câu 5:
Văn bản Nạn nhân thuyết phục người đọc bởi những lí do nào? Phân tích một số bằng chứng để bảo vệ ý kiến của em.
Lời giải của GV VietJack
- HS tự trả lời theo nhận thức, quan điểm cá nhân.
- Gợi ý: bám sát các luận điểm, luận cứ của văn bản.
+ Tác giả sử dụng những câu chuyện cụ thể và ví dụ hấp dẫn về các tình huống khó khăn mà những người đó phải đối mặt, từ việc mất việc, bị hành hạ trong hôn nhận, đến lừa đảo và mất tiền bạc à Để khẳng định: Họ không thể tiến lên phía trước, và không thể thay đổi cuộc sống của mình.
+ Những câu hỏi đặt ra như “Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị lừa đảo hay lợi dụng” tạo ra sự tương tác với độc giả, kích thích họ suy nghĩ và tự nhìn nhận về tình huống của bản thân.
+ Cuối cùng để người đọc nhận ra sự quan trọng của việc chịu trách nhiệm và không tự đặt mình vào vai trò nạn nhân để có thể thay đổi và làm chủ cuộc sống của mình.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2 (4,0 điểm) Phân tích bài thơ sau làm nổi bật nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật bằng văn bản dài 500 chữ:
YÊU TIẾNG VIỆT
(Huy Cận)
Thuở nhỏ giờ anh học Quốc văn(1)
Là thương vô hạn tủi vô ngần
Tiếng là tiếng mẹ con ngồi học
Mà ở chương trình học ngoại văn(2) ...
Buổi ấy anh yêu tiếng nước nhà
Là yêu hơi thở của ông cha
Yêu hồn nước đọng trong vần điệu
Yêu thiết tha mà lại xót xa.
Tiếng Việt nuôi con như sữa mẹ
Nuôi con từng thớ thịt tâm hồn
Cuộc đời chỉ trở thành xương máu
Khi nói qua lời mẹ của con.
Thế đó em ơi lớp tuổi xanh
Yêu văn dân tộc xót tâm tình
Yêu cha ông bốn nghìn năm lẻ
Giữ nước mình lo giữ tiếng mình.
Tiếng nói cha ông trao các em
Giữ gìn em nhé trau dồi thêm
Nói bằng tiếng Việt đời thêm đẹp
Như máu hồng tươi trở lại tim.
Ai đâu chọn được quê sinh đẻ
Chọn tiếng yêu thương mới đến đời
Nhưng nếu mai sau mà sống lại
Lòng anh tiếng Việt lại đầu thai.
(1) Quốc văn: Tiếng nước nhà
(2) Ngoại văn: Sách báo tiếng nước ngoài
* Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận (1919 - 2005), bút danh hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong Chính phủ Việt Nam đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới.
Câu 2:
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến: Tự đổ lỗi rồi trách móc bản thân đủ điều có nghĩa là bạn đang tự đánh mình tơi tả với những cảm giác day dứt ân hận, nên bạn chỉ càng mang nặng trong lòng cảm giác khổ sở, bất lực và tuyệt vọng, mà chẳng giải quyết được gì. (Adam Khoo)
Câu 3:
Câu: “Tôi không muốn tỏ ra lạnh lùng nhẫn tâm, nhưng chừng nào những người này còn tự thuyết phục mình rằng họ chính là nạn nhân của hoàn cảnh, thì họ sẽ không bao giờ có khả năng làm chủ cuộc đời mình” thuộc thành phần nào trong văn bản nghị luận, đang nói về điều gì?
Câu 4:
Tác giả trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và thể hiện ý kiến quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết) như thế nào? Điều đó có tác dụng gì đối với văn bản nghị luận?
Câu 5:
Phân tích nghệ thuật lập luận nổi bật của văn bản bằng cách đưa ví dụ và nhận xét tác dụng của chúng.
Câu 6:
Văn bản Nạn nhân thuyết phục người đọc bởi những lí do nào? Phân tích một số bằng chứng để bảo vệ ý kiến của em.
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 7)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Bắc Giang có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 5 )
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hà Nội
về câu hỏi!