Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 5
🔥 Đề thi HOT:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 7)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hà Nội
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Bắc Giang có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 5 )
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NẠN NHÂN?
(Adam Khoo)
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao có nhiều người chọn cho mình vai trò nạn nhân? Thật ra, bạn đọc và nghe chuyện của những “nạn nhân” này hàng ngày. Đó là chuyện về: một kẻ đáng thương vừa bị mất việc sau khi đã cống hiến những năm tháng tuổi trẻ của mình cho công ty, một người vợ thường xuyên bị hành hạ bởi ông chồng nát rượu, một doanh nhân tội nghiệp với cơ ngơi tan tành theo mây khói trong cuộc khủng hoảng kinh tế, một cặp vợ chồng đáng thương bị kẻ gian lừa đảo mất hết tiền bạc,... Tôi không muốn tỏ ra lạnh lùng nhẫn tâm, nhưng chừng nào những người này còn tự thuyết phục mình rằng họ chính là nạn nhân của hoàn cảnh, thì họ sẽ không bao giờ có khả năng làm chủ cuộc đời mình. Và như thế, họ cũng không thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho chính mình, không thể tiếp tục tiến lên phía trước, và càng không thể thay đổi đời mình vì những điều tốt đẹp hơn. Nhiều người trong chúng ta để mình rơi vào tình trạng nạn nhân hết lần này đến lần khác. Ngay chính bản thân tôi cũng từng có đôi lúc như thế. Vâng, bởi vì lựa chọn dễ dàng nhất trong hoàn cảnh khó khăn là để mình rơi vào vai trò của một nạn nhân tội nghiệp.
Bạn có quen người nào liên tục dè bỉu chê bai ông chủ hay đồng nghiệp của mình, nói xấu người bạn đời, chửi cả xã hội loài người, cũng như chính phủ nước mình không? Rõ ràng, dù trong bất kỳ vai trò nào: một nhân viên, một thành viên trong gia đình, một thành viên của xã hội, hay một công dân, lúc nào họ cũng là... “nạn nhân đáng thương”.
Thế còn bạn thì sao? Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị lừa đảo hay lợi dụng? Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị đối xử không công bằng? Bạn có bao giờ cảm thấy mọi người xung quanh chưa nhận ra giá trị của bạn? Và bạn thường có phản ứng ra sao? Hầu như tất cả chúng ta, vào lúc này hay lúc khác, đều từng ca thán với bạn bè mình rằng: “Đâu phải lỗi tại tôi! Người kia mới là người có lỗi!”.
Tại sao con người luôn có khuynh hướng làm như thế? Đó là bởi vì khi làm như vậy, chúng ta cảm thấy “an toàn” hơn! Với tư cách là nạn nhân, chúng ta sẽ nhận được nhiều sự cảm thông của người đời. Với lại khi làm thế, ta có cảm giác yên tâm rằng, ta làm đúng và có lý lẽ để biện minh cho hành động của mình. Đôi khi than vãn thậm chí còn trở thành... liệu pháp tâm lý. Sau tất cả những lời than thân trách phận, chúng ta thật sự cảm thấy như cất đi được gánh nặng cảm xúc đè nặng trên ngực mình.
Tuy nhiên, đã đến lúc bạn cần phải biết một sự thật rằng, mặc dù việc đóng vai trò nạn nhân khiến bạn có cảm giác được bù đắp phần nào, thì cái giá của nó cũng rất đắt. Chừng nào bạn còn đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc ai đó đã gây ra những khó khăn cho mình, thì bạn cũng đang dần tự hủy hoại quyền lực tuyệt đối của bản thân để làm chủ cuộc đời mình và thay đổi nó. Dĩ nhiên, khi tôi nói đến chuyện chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những gì xảy ra, tôi không có ý muốn nói là bạn phải tự trách móc bản thân. Chịu trách nhiệm và tự trách mình là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nhiều người có xu hướng đổ lỗi cho mình về tất cả mọi chuyện - nhưng đó càng không phải là cách.
Tự đổ lỗi rồi trách móc bản thân đủ điều có nghĩa là bạn đang tự đánh mình tơi tả với những cảm giác day dứt ân hận, nên bạn chỉ càng mang nặng trong lòng cảm giác khổ sở, bất lực và tuyệt vọng, mà chẳng giải quyết được gì. “Đó là lỗi của tôi! Tôi ngu ngốc! Tôi đúng là kém cỏi! Tôi hết thuốc chữa.”
(Adam Khoo, Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh. NXB Phụ nữ, 2010)
* Adam Khoo sinh 1974, là một doanh nhân thành đạt tại Singapore, là tác giả của những quyển sách bán chạy. Adam Khoo là nhà sáng lập, chuyên gia đào tạo cấp cao, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghệ Giáo dục Adam Khoo, được biết tới ở Việt Nam với tên gọi Adam Khoo Education.
419 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%