Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 10

21 người thi tuần này 4.6 183 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây:

TẠI SAO CẦN CÓ CẨM NANG TƯ DUY PHÂN TÍCH?

(Richard Paul - Linda Elder)

Phân tích và đánh giá được xem là những kỹ năng cốt yếu mà mọi sinh viên phải thông thạo. Và đó là những kỹ năng để lập luận tốt. Đây là hai kỹ năng cần có để học được các kiến thức quan trọng mà không tản mạn. Sinh viên thường được yêu cầu phân tích các bài thơ, các công thức toán học, các hệ thống sinh học, các chương trong sách giáo khoa, các khái niệm, ý niệm, các bài luận, tiểu thuyết và bài báo, v.v... Song, liệu có bao nhiêu sinh viên có thể giải thích được một sự phân tích đòi hỏi điều gì? Có bao nhiêu bạn có được một quan niệm rõ ràng về tư duy phân tích? Ai trong số các bạn, những người đang học ở giảng đường đại học, có thể hoàn tất câu sau: “Bất kể khi nào tôi được yêu cầu phân tích cái gì đó, tôi sẽ sử dụng khung sau.”?

Sự thật đau lòng là rất ít sinh viên được dạy cách phân tích. Vì thế, khi được yêu cầu phân tích điều gì đó mang tính khoa học, sử học, văn học hay toán học - chứ chưa nói đến những thứ thuộc về đạo đức học, chính trị học hay cá nhân – họ thiếu một khung sườn giúp họ có sức mạnh để làm việc đó. Họ lúng túng thực hiện nhiệm vụ của mình chỉ với cảm quan mơ hồ nhất về điều mà sự phân tích đòi hỏi. Họ không hiểu được một sự phân tích vững chắc có thể dẫn đến sự đánh giá vững chắc như thế nào. Dĩ nhiên, không chỉ có sinh viên là như thế. Nhiều người trưởng thành cũng bối rối giống hệt như vậy về sự phân tích và đánh giá nhận xét như những diễn trình trí tuệ.

Thế nhưng, bạn sẽ nghĩ gì về một thợ sửa xe ô tô khi họ nói rằng, “Tôi sẽ làm hết sức để sửa xe cho anh, nhưng nói thật là tôi chẳng hiểu gì về mấy bộ phận máy móc đâu”, hay bạn nghĩ gì về một nhà ngữ pháp nói rằng: “Xin lỗi nhé, lúc nào tôi cũng lẫn lộn chẳng tách bạch được các bộ phận của lời nói”. Rõ ràng, sinh viên không nên được yêu cầu thực hiện sự phân tích nếu họ không có một hình mẫu rõ ràng, và những nền tảng cần thiết, để làm điều đó. Tương tự, ta không nên yêu cầu sinh viên thực hiện sự đánh giá nếu họ không có tiêu chí nào để dựa vào đó đưa ra sự đánh giá của mình. Không nên lẫn lộn giữa phản ứng chủ quan với sự đánh giá khách quan.

Trong chừng mực, sinh viên nhập tâm các cấp độ duy sau đây:

Cấp độ 3: Tư duy ở mức cao nhất.

- Phản tư một cách rõ ràng - Kỹ năng ở cấp độ cao nhất.

- Thường xuyên dùng các công cụ tư duy phản biện trong phân tích và đánh giá tư duy - Luôn công bằng.

Cấp độ 2: Tư duy ở cấp độ cao hơn.

- Phản tư có chọn lọc - Cấp độ kỹ năng cao.

- Thiếu từ vựng tư duy phản biện - Không phải lúc nào cũng công bằng, có thể rất giỏi ngụy biện.

Cấp độ 1: Tư duy ở cấp độ thấp.

- Không phản tư - Cấp độ kỹ năng phối hợp ở mức thấp.

- Thường xuyên dựa vào trực giác.

- Phần lớn là vì lợi ích của mình/tự lừa mình.

Họ sẽ đặt mình vào một vị trí tốt hơn để bắt đầu tư duy một cách lịch sử (trong các môn lịch sử), tư duy một cách toán học (trong các lớp toán), tư duy một cách khoa học (trong các lớp khoa học), và qua đó sẽ tư duy một cách có kỹ năng hơn (trong mọi môn học). Khi nhập tâm được mô hình này, sinh viên sẽ trở nên giỏi hơn vì họ sở đắc được một “hệ thống phân tích - hệ thống” đầy sức mạnh.

Cẩm nang này đi đôi với cẩm nang tư duy phản biện. Nó phối hợp với mọi nang trong loạt sách cẩm nang tư duy phản biện. Nó minh họa tại sao tư duy được hiểu tốt nhất và được cải thiện nhiều.

 (Richard Paul – Linda Elder, Cẩm nang tư duy phân tích.

NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2015)

4.6

37 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%