Câu hỏi:
17/01/2025 260Câu 2 (4,0 điểm) Phân tích bài thơ sau làm nổi bật nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật bằng văn bản dài 500 chữ:
YÊU TIẾNG VIỆT
(Huy Cận)
Thuở nhỏ giờ anh học Quốc văn(1)
Là thương vô hạn tủi vô ngần
Tiếng là tiếng mẹ con ngồi học
Mà ở chương trình học ngoại văn(2) ...
Buổi ấy anh yêu tiếng nước nhà
Là yêu hơi thở của ông cha
Yêu hồn nước đọng trong vần điệu
Yêu thiết tha mà lại xót xa.
Tiếng Việt nuôi con như sữa mẹ
Nuôi con từng thớ thịt tâm hồn
Cuộc đời chỉ trở thành xương máu
Khi nói qua lời mẹ của con.
Thế đó em ơi lớp tuổi xanh
Yêu văn dân tộc xót tâm tình
Yêu cha ông bốn nghìn năm lẻ
Giữ nước mình lo giữ tiếng mình.
Tiếng nói cha ông trao các em
Giữ gìn em nhé trau dồi thêm
Nói bằng tiếng Việt đời thêm đẹp
Như máu hồng tươi trở lại tim.
Ai đâu chọn được quê sinh đẻ
Chọn tiếng yêu thương mới đến đời
Nhưng nếu mai sau mà sống lại
Lòng anh tiếng Việt lại đầu thai.
(1) Quốc văn: Tiếng nước nhà
(2) Ngoại văn: Sách báo tiếng nước ngoài
* Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận (1919 - 2005), bút danh hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong Chính phủ Việt Nam đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận - Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. |
0,25 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Viết bài văn (500 chữ) phân tích bài thơ Yêu tiếng Việt (Huy Cận) |
0,25 điểm |
c. Triển khai vấn đề nghị luận - Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. - HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Ấn tượng về tác phẩm: Niềm tự hào, tình yêu tha thiết với tiếng Việt. 2. Thân bài * Nội dung, cảm xúc của nhân vật trữ tình: - Thương yêu và xót xa tiếng Việt bởi ở trường phải học ngoại văn. - Khẳng định tiếng Việt là hồn nước, là hơi thở của mỗi người Việt. - Tiếng Việt đã nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật trữ tình. - Tuổi trẻ hãy yêu dân tộc mình, hiểu lịch sử đất nước mình và giữ gìn tiếng Việt - tiếng của ông cha. - Tiếng Việt là tình yêu mãnh liệt, bất tử với nhân vật trữ tình. * Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: So sánh: ...như sữa mẹ/Như máu hồng tươi trở lại tim. Hoán dụ: Thế đó em ơi lớp tuổi xanh. - Điệp từ, ẩn dụ. Buổi ấy anh yêu tiếng nước nhà Là yêu hơi thở của ông cha Yêu hồn nước đọng trong vần điệu Yêu thiết tha mà lại xót xa. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị, thông điệp của bài thơ: - Không ai có thể chọn được quê và nơi sinh nhưng có thể chọn được tiếng nói mà mình yêu thích. |
3,0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 điểm |
e. Sáng tạo - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. - Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. |
0,25 điểm |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định luận đề của văn bản Nạn nhân? và cho biết, cách mở đầu văn bản nghị luận này có gì đặc biệt?
Câu 2:
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến: Tự đổ lỗi rồi trách móc bản thân đủ điều có nghĩa là bạn đang tự đánh mình tơi tả với những cảm giác day dứt ân hận, nên bạn chỉ càng mang nặng trong lòng cảm giác khổ sở, bất lực và tuyệt vọng, mà chẳng giải quyết được gì. (Adam Khoo)
Câu 3:
Câu: “Tôi không muốn tỏ ra lạnh lùng nhẫn tâm, nhưng chừng nào những người này còn tự thuyết phục mình rằng họ chính là nạn nhân của hoàn cảnh, thì họ sẽ không bao giờ có khả năng làm chủ cuộc đời mình” thuộc thành phần nào trong văn bản nghị luận, đang nói về điều gì?
Câu 4:
Tác giả trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và thể hiện ý kiến quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết) như thế nào? Điều đó có tác dụng gì đối với văn bản nghị luận?
Câu 5:
Phân tích nghệ thuật lập luận nổi bật của văn bản bằng cách đưa ví dụ và nhận xét tác dụng của chúng.
Câu 6:
Văn bản Nạn nhân thuyết phục người đọc bởi những lí do nào? Phân tích một số bằng chứng để bảo vệ ý kiến của em.
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 7)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Bắc Giang có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 5 )
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hà Nội
về câu hỏi!