Câu hỏi:
17/01/2025 254I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
EM BÉ TRONG MÙA CỦI KHÔ
(Bình Nguyên Trang)
Này em bé thả chân trần trên cỏ
Rong ruổi suốt ngày nhặt giấc mơ rơi
Ngôi nhà em đầy mùi hương và khói
Em kiếm củi gần sưởi ấm chiều mồ côi
Dải đồi ấy chỉ nhiều hoa và gió
Làm sao có củi khô cho em nhặt bây giờ
Chiều lạnh lắm thu đã vàng rồi đó
Em về đi, mẹ sắp trở cơn ho
Này em bé, căn nhà xơ xác thế
Làm sao cõng nắng mưa để qua mùa
Heo hút quá cho ta vào nữa nhé
Ta nhóm lửa giùm em đánh thức niềm vui
Những bó củi mỗi ngày mang về chợ
Em ủ ước mơ nhặt khắp nẻo trên đồi
Đường đầy gió, heo may gài băng giá
Chân chạy qua mùa đối diện ngày đông
Rồi ta thấy má em hồng mỗi buổi
Khi nhóm củi khô cho mẹ sưởi ấm lòng
Cái bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió
Biết có còn củi khô cho em không…..
(Lối về, Bình Nguyên Trang, NXB Hội Nhà văn, 1995)
* Bình Nguyên Trang tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang (sinh 1977) tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, hiện chị công tác tại chuyên đề Văn nghệ công an của báo Công an nhân dân. Chị đã từng là một thành viên trong hội bút Hương đầu mùa của báo Hoa học trò
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thể thơ: 8 chữ.
- Luật bằng trắc: cả khổ đều sáng tạo trong luật bằng trắc (tức không tuân thủ luật bằng trắc của thơ 8 chữ).Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Xác định nhân vật trữ tình và cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Nhân vật trữ tình: Em bé kiếm củi.
- Cảm xúc chủ đạo: Cảm thương, lo lắng, băn khoăn cho những thân phận em bé bất hạnh, tội nghiệp.Câu 3:
Em bé đi kiếm củi khô được khắc họa thông qua những hình ảnh nào? Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trước tình cảnh đó?
Lời giải của GV VietJack
- Em bé được khắc họa cụ thể qua hình ảnh:
+ Thả chân trần, rong ruổi suốt ngày, đồi lộng gió: tình cảnh đáng thương.
+ Kiếm củi mỗi ngày, ủ ước mơ, chạy qua mùa, sưởi ấm lòng mẹ: giàu ước mơ, có trách nhiệm, không có tuổi thơ đúng nghĩa.
- Tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình:
+ Lo lắng, băn khoăn cho tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của em (căn nhà xơ xác quá, bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió).
+ Thúc giục em về mau để tránh khỏi giá rét (Chiều lạnh lắm thu đã vàng rồi đó. Em về đi, mẹ sắp trở cơn ho; Chân chạy qua mùa đối diện ngày đông).
+ Thương cảm, yêu mến và mong muốn được sẻ chia khó khăn với em, mang đến cho em niềm vui và sự hy vọng vào ngày mai tươi sáng.Câu 4:
Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ và cho biết chúng đã diễn tả tình cảnh em bé kiếm củi và thái độ của tác giả như thế nào.
Lời giải của GV VietJack
- Thể thơ 8 chữ: Số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt à phù hợp với sắc thái biểu cảm và cung bậc cảm xúc của tác giả.
- Phép ẩn dụ:
+ Này em bé thả chân trần trên cỏ - Rong ruổi suốt ngày nhặt giấc mơ rơi à ẩn dụ “nhặt giấc mơ rơi” khắc họa thấm thía tình cảnh tội nghiệp, đáng thương của em bé, không có được ước mong của riêng mình.
+ Làm sao cõng nắng mưa để qua mùa - ẩn dụ “nắng mưa” chỉ những khó khăn, tủi cực mà em đang phải gánh vác, quá sức so với lứa tuổi em.
+ “Ta nhóm lửa giùm em đánh thức niềm vui” à ẩn dụ “nhóm lửa”, “đánh thức niềm vui” gợi những sẻ chia khó khăn, mang đến cho em niềm vui và hy vọng vào cuộc sống phía trước.
Phép tương phản “bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió” - thể hiện sự lo lắng, thương cảm cho số phận em.
- Câu hỏi tu từ kết thúc (có còn củi khô cho em không): kết thúc độc đáo, tạo dư ba sâu lắng về niềm thương cảm, trở trăn của tác giả.
Giọng điệu thơ tâm tình, thủ thỉ, sử dụng nhiều thán từ hồ gọi (này ...ơi/ nhé), xưng hô “ta - em” tạo không gian trò chuyện, kết nối, đối thoại thân tình, thương mến.Câu 5:
Xác định chủ đề và bức thông điệp của “Em bé trong mùa củi khổ”. Từ đó, cho biết bài thơ đã khơi gợi trong người đọc thức nhận, cảm xúc gì về thân phận những em bé bất hạnh?
Lời giải của GV VietJack
- Chủ đề: Yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với thân phận/những em bé bất hạnh.
- Bức thông điệp:
+ Trân trọng, cảm phục những em bé bất hạnh, tội nghiệp nhưng giàu nghị lực, sớm biết lo toan và giàu tình yêu thương với gia đình.
+ Kêu gọi sự sẻ chia, đồng cảm và chung tay của cộng đồng với những em bé có hoàn cảnh bất hạnh.
- Bài thơ khơi gợi trong người đọc: HS tự trả lời.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn nghị luận (150 chữ) về vẻ đẹp của khổ thơ sau:
Rồi ta thấy má em hồng mỗi buổi
Khi nhóm củi khô cho mẹ sưởi ấm lòng
Cái bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió
Biết có còn củi khô cho em không.
(Em bé trong mùa củi khô - Bình Nguyên Trang).
Câu 2:
Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài luận (400 - 500 chữ) trình bày suy nghĩ về sự sẻ chia của cộng đồng và học sinh THCS để hạn chế tình cảnh bất hạnh của trẻ em trong xã hội hiện nay.
Câu 4:
Em bé đi kiếm củi khô được khắc họa thông qua những hình ảnh nào? Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trước tình cảnh đó?
Câu 5:
Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ và cho biết chúng đã diễn tả tình cảnh em bé kiếm củi và thái độ của tác giả như thế nào.
Câu 6:
Xác định chủ đề và bức thông điệp của “Em bé trong mùa củi khổ”. Từ đó, cho biết bài thơ đã khơi gợi trong người đọc thức nhận, cảm xúc gì về thân phận những em bé bất hạnh?
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!