Câu hỏi:
17/01/2025 43I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Kí ức tháng ba
Tháng ba Khi cơn dông đầu mùa sầm sập tới. Cánh đồng chiều, dáng cha gầy, liêu xiêu... liêu xiêu…
Tháng ba con rô đồng khát nước, rạch ngược. Dáng cha, cặm cụi, be bờ... |
Tháng ba Vó tôm thả dọc ngang mặt nước Dáng cha xuôi ngược, đổ dài trong chạng vạng hoàng hôn ...
Tuổi thơ con lớn khôn. Bắt đầu từ những ngày tháng ba đồng bãi. Trong kí ức tuổi thơ đằm lại, Là dáng cha gầy. Sưởi ấm trải tim con. |
(Kí ức tháng ba, Hoàng Loan, Văn học và tuổi trẻ, NXb Giáo dục Việt Nam, số tháng 3, 2011, tr.37)
Chỉ ra nhân vật trữ tình trong văn bản.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Xác định hình ảnh nhân vật trung tâm xuyên suốt văn bản.
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Trình bày hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong văn bản.
Lời giải của GV VietJack
- Những từ láy: sầm sập, liêu xiêu, cặm cụi, chạng vạng.
- Tác dụng:
+ Tạo cách diễn đạt ấn tượng, tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo tính nhạc cho lời thơ.
+ Khắc sâu hình ảnh dáng cha vất vả, lam lũ, tất bật trước không gian, thời gian tháng ba.
+ Qua đó, người con thể hiện nỗi niềm thương yêu, trân trọng, biết ơn với cha.Câu 4:
Nhận xét về cảm xúc của nhân vật trữ tình qua việc xây dựng hai hình tượng sóng đôi tháng ba và dáng cha.
Lời giải của GV VietJack
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình qua việc xây dựng hai hình tượng sóng đôi tháng ba và dáng cha.
+ Bài thơ có sự xuất hiện của hai hình ảnh chủ đạo: tháng ba và dáng cha. Cả hai hình ảnh này đều xuất hiện trong kí ức, trong nỗi nhớ niềm thương của nhân vật trữ tình.
+ Tháng ba về với những hình ảnh quen thuộc nơi làng quê: cơn dông đầu mùa, cánh đồng, con rô đồng, vó tôm ngang dọc mặt nước.
+ Dáng cha hiện lên gầy liêu xiêu, cặm cụi be bờ, tất bật ngược xuôi nhưng có thể sưởi ấm trái tim con.
- Nhận xét:
+ Cảm xúc sâu sắc, chân thành, xuất phát từ trái tim của một người con luôn yêu quý, kính trong cha; luôn trân trọng quê hương.
+ Cảm xúc này giúp người đọc nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa quê hương và con người, giữa kí ức và tâm hồn, để từ đó biết trân trọng quê nhà, trân quý kỉ niệm và gia đình.Câu 5:
Từ nội dung văn bản, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về những dấu ấn sâu đậm và đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi người. (Trình bày khoảng 5-7 dòng)
Lời giải của GV VietJack
Thí sinh viết đoạn văn chia sẻ một dấu ấn sâu đậm trong tâm trí về kí ức tuổi thơ
- Hình thức: đoạn văn khoảng 10 dòng.
- Nội dung:
+ Nêu rõ dấu ấn sâu đậm trong tâm trí về kí ức tuổi thơ
+ Ý nghĩa, giá trị của dấu ấn đó.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2 (4,0 điểm)
Ngạn ngữ Latinh có câu: “Con đường dù dài, cứ đi từng bước rồi cũng đi hết. Con đường dù ngắn, không cất bước thì cũng chẳng đến nơi”. Là một người trẻ, anh/ chị hãy viết một bài văn khoảng 600 chữ chia sẻ suy nghĩ về lòng kiên trì.
Câu 2:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) cảm nhận về hình ảnh dáng cha trong bài thơ Kí ức tháng ba.
Câu 5:
Nhận xét về cảm xúc của nhân vật trữ tình qua việc xây dựng hai hình tượng sóng đôi tháng ba và dáng cha.
Câu 6:
Từ nội dung văn bản, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về những dấu ấn sâu đậm và đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi người. (Trình bày khoảng 5-7 dòng)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!