Câu hỏi:

17/01/2025 24

Yêu nước là một truyền thống vẻ vang và vô cùng tốt đẹp của cha ông ta từ hàng ngàn đời nay. Nó trường tồn qua năm tháng, từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không hề mai một. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về sự tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước của thế hệ trẻ.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Về sự tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước của thế hệ trẻ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

I. Mở bài

- Giới thiệu về truyền thống yêu nước: giá trị cao quý của dân tộc Việt Nam.

- Khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước ở thế hệ trẻ.

II. Thân bài

1. Giải thích truyền thống yêu nước

- Yêu nước là tình yêu quê hương, tự hào về lịch sử, văn hóa và dân tộc.

- Biểu hiện của lòng yêu nước qua các thời kỳ:

+ Đấu tranh chống giặc ngoại xâm (Lý, Trần, Nguyễn).

+ Xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ hòa bình.

2. Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống yêu nước

- Gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ độc lập và tự do của đất nước.

- Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

3. Vai trò của thế hệ trẻ trong việc tiếp nối và phát huy truyền thống

- Tiếp nối truyền thống:

+ Học tập lịch sử, tôn trọng và tự hào về các giá trị dân tộc.

+ Tham gia các hoạt động bảo tồn văn hóa, giáo dục tinh thần yêu nước.

- Phát huy truyền thống:

+ Học tập, lao động sáng tạo để góp phần xây dựng đất nước.

+ Tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia: biển đảo, biên giới.

+ Tích cực trong phong trào thanh niên: thiện nguyện, bảo vệ môi trường.

4. Thực trạng và giải pháp

- Thực trạng: Một bộ phận thanh niên thờ ơ, chạy theo lối sống thực dụng.

- Giải pháp:

+ Giáo dục lòng yêu nước từ gia đình và nhà trường.

+ Tạo điều kiện để thế hệ trẻ phát huy vai trò qua các phong trào thiết thực.

III. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của truyền thống yêu nước.

- Kêu gọi thế hệ trẻ nỗ lực học tập, hành động để xứng đáng với truyền thống cha ông.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định đề tài, thể thơ và cảm xúc, âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Xem đáp án » 17/01/2025 110

Câu 2:

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh và chỉ ra sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ. (Trả lời bằng đoạn văn khoảng 200 chữ).

Xem đáp án » 17/01/2025 30

Câu 3:

Đối chiếu bản dịch thơ của câu thứ nhất với nguyên văn (thông qua các bản dịch nghĩa), từ đó xác định từ ngữ ở bản dịch thơ chưa sát nghĩa và phân tích hoàn cảnh, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Câu 4:

Bản dịch thơ ở câu thứ 2: Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu đã thể hiện trọn vẹn nội dung và cảm xúc ở bản gốc chưa? Hãy phân tích bản gốc (ngắt nhịp, thanh điệu) để thấy rõ sự tinh tế trong cảm nhận tiếng sáo của Hồ Chí Minh.

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Câu 5:

 Không gian “xa cách nghìn trùng” và “người chốn phòng khuê bước lên một tầng lầu” có phải cảnh thực không? Vì sao có cảnh tượng ấy? Chúng đã gợi ra điều gì ở độc giả?

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Câu 6:

Nhận xét bản dịch thơ (2 câu cuối) có sát với bản gốc không? Gắn bài thơ vào hoàn cảnh ra đời để phân tích sức gợi và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ và từ đó cho biết em thích bản dịch thơ hay bản gốc hơn.

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Bình luận


Bình luận