Câu hỏi:
17/01/2025 109NẠN HỮU XUY ĐỊCH
(Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh)
Phiên âm
Ngục trung hốt thính tư hương khúc,
Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu.
Thiên lí quan hà vô hạn cảm,
Khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu.
Dịch nghĩa
Trong tù bỗng nghe khúc nhạc nhớ quê hương,
Âm thanh trở nên thê lương, tình điệu trở nên sầu muộn.
Nước non xa cách nghìn trùng, cảm thương vô hạn,
Người chốn phòng khuê lại bước lên một tầng lầu.
Dịch thơ – Nam Trân: Người bạn tù thổi sáo
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu,
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu;
Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi,
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000)
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Đề tài: quê hương
- Thể thơ: tứ tuyệt
- Cảm xúc chủ đạo: nỗi nhớ quê da diết; âm hưởng lắng đọng, buồn da diết.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
- Dịch nghĩa: trong tù bỗng nghe khúc nhạc nhớ quê hương.
- Dịch thơ: bỗng nghe trong ngục sáo vi vu.
à Bản dịch thiếu nghĩa của “tư hương” – nhớ quê; bản dịch nghĩa và phiên âm không có “vi vu”, miêu tả âm thanh tiếng sáo.
- Bản phiên âm, dịch nghĩa thể hiện rõ hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: đang bị giam ở trong ngục (mất tự do và xa quê), nghe tiếng sáo nhớ quê.
+ Nghe âm thanh tiếng sáo cảm nhận được nỗi lòng người thổi sáo đang nhớ quê.
+ Nỗi lòng nhớ quê tác động mãnh liệt tới tâm hồn người đang bị giam trong ngục.
+ Hai người như giao cảm, thấu hiểu nỗi lòng nhau qua tiếng sáo.Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
- Bản gốc: thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu (âm thanh trở nên thê lương, tình điệu trở nên sầu muộn).
- Bản dịch thơ (khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu) chưa chuyền tải trọn vẹn tình ý ở bản gốc.
à Bản phiên âm, dịch nghĩa: nhịp thơ cổ điển 4/3; với bốn thanh trắc “ngục”, “hốt”, “thính”, “khúc” nghe réo rắt diễn tả tâm trạng nhớ quê hương một cách da diết.
à Dịch được chữ “điệu” mà không dịch được chữ “thanh”, hai yếu tố quan trọng của âm nhạc để diễn tả cảm xúc.
à “Thanh chuyển thê lương”, nghĩa là âm thanh trở nên lạnh lẽo như khúc nhạc chuyển gam; “điệu chuyển sầu” nghĩa là điệu nhạc trở nên buồn bã. Bằng sự biến hóa của âm thanh, nỗi nhớ quê hương trăn trở, day dứt không nguôi trong tiếng sáo của người bạn tù. Tiếng sáo gợi nỗi niềm nhớ thương khắc khoải trong lòng người xa quê.
- Sự tinh tế trong cảm nhận tiếng sáo từ câu thơ đầu sang câu thứ hai:
+ Câu thơ đầu là nỗi nhớ quê hương trong tiếng sáo.
+ Câu thơ thứ hai thể hiện nỗi nhớ quê sâu lắng, tha thiết tới mức thê lương, sầu muộn trong thanh điệu của tiếng sáo: âm thanh trở nên thê lương, tình điệu trở nên sầu muộn.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
- Không gian “xa cách nghìn trùng” và “người chốn phòng khuê bước lên một tầng lầu” không phải cảnh thực.
- Chính tiếng sáo, nỗi lòng nhớ quê hương của người bạn tù đã gợi ra cảnh tượng của những người đang nhớ nhau trong ngàn trùng xa cách; chính sự thấu hiểu nỗi buồn vì nhớ quê nhà của người bạn mà thi sĩ tưởng tượng ra cảnh của người vợ nhớ chồng. Họ đang hướng về nhau, người vợ nơi quê nhà nghe được tiếng sáo, nỗi lòng nhớ thương của người chồng xa quê. Tiếng sáo là tiếng lòng, là cầu nối những người đang sống trong thương nhớ với nhau, hiểu nhau, nhớ nhau nhưng phải cách xa nhau.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- Bản dịch thơ (2 câu cuối) vô cùng đặc sắc: hàm súc, giàu sức gợi liên tưởng:
+ “Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi”: bảy chữ gợi ra không gian xa cách và nỗi buồn, niềm thương cảm vô bờ đối với cảnh ngộ của bạn tù (hai vợ chồng nhớ thương nhau trong cách trở); cụm từ “khôn xiết nỗi” giàu sức gợi hiển thị toàn bộ lên bề nổi của ngôn từ như “cảm thương vô hạn”.
+ “Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”: vừa chuyển tải được ý ở bản gốc vừa gợi ra được tình, cảnh – hai người trong xa cách đang hướng về nhau, nhớ nhau, mong ngóng nhau trở về.
- Gắn bài thơ vào hoàn cảnh ra đời – khi tác giả đang bị giam trong ngục tù để thấy sự đa nghĩa và sức gợi của bài thơ:
+ Cảnh ngộ “Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi” không chỉ của vợ chồng người bạn tù mà còn là cảnh ngộ của tác gia Hồ Chí Minh: xa nhà, xa nước muôn dặm, nhớ nước nhớ nhà khôn xiết, biết bao giờ mới được trở về, được tham gia vào sự nghiệp cứu nước đang dang dở… à Khát vọng tự do cháy bỏng, mãnh liệt.
à Thể hiện kín đáo, sâu sắc tấm lòng yêu quê hương, đất nước của chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày, gian khổ.
- Học sinh thể hiện sự lựa chọn theo sở thích cá nhân và lí giải đôi nét về sự lựa chọn đó.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!