Câu hỏi:

18/01/2025 21

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TIẾC THƯƠNG SINH THÁI

(1) [...] Cụm từ “tiếc thương sinh thái” xuất hiện lần đầu trong một bài viết vào năm 2018 của hai nhà khoa học xã hội Ashlee Cunsolo và Neville R. Ellis, trong đó họ định nghĩa tiếc thương sinh thái là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước. Những mất mát này có thể đa dạng, ví dụ như sự biến mất của các loài sinh vật hay sự thay đổi ở các cảnh quan quan trọng đối với đời sống tinh thần, song điểm chung là chúng đều do biến đổi khí hậu gây ra và đều khiến tâm trí con người phản ứng tương tự như khi mất người thân. Theo Cunsolo và Ellis, tiếc thương sinh thái là một phản ứng có thể đoán trước được, nhất là ở những cộng đồng vẫn còn sinh sống, làm việc và giữ các mối quan hệ văn hóa mật thiết với môi trường tự nhiên. Hai tác giả này đưa ra hai trường hợp cụ thể: những người Inuit ở miền Bắc Canada và những người làm nghề trồng trọt ở Australia. Lúc được hỏi về sự thay đổi môi trường chóng vánh ở nơi mình sống, cả hai cộng đồng này đều có chung những cảm xúc như nỗi thất vọng, u sầu, hay thậm chí là ý nghĩ muốn tự sát, mặc dù họ sinh sống ở hai nơi hoàn toàn khác nhau về mặt địa lí, phong tục tập quán, và còn bị ảnh hưởng bởi các loại thiên tai hoàn toàn khác nhau.

(2) [...] Như bất kì vấn đề sức khoẻ tâm thần nào khác, nỗi tiếc thương sinh thái ăn sâu vào tâm trí một người và thường xuyên đẩy họ vào trạng thái khủng hoảng hiện sinh. Cunsolo và Ellis ghi nhận câu trả lời của một người Inuit như sau: “Inuit là dân tộc băng biển. Băng biển không còn, làm sao chúng tôi còn là dân tộc băng biển được nữa?”. Và những cảm xúc như vậy thực sự cũng chẳng còn xa lạ gì nữa: khi rừng Amazon bốc cháy năm 2019, các tộc người bản địa ở Brazil như người Tenharim, người Guató và người Guaraní đều đã nói rằng họ đang mất hết tất cả và khó có thể gìn giữ được truyền thống văn hoá của mình khi mà cánh rừng quê hương đang bốc cháy ngùn ngụt. [...] Có thể thấy, đối với người ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu – cho dù là cộng đồng địa phương hay là các nhà nghiên cứu thực địa, việc chứng kiến và cảm nhận trực tiếp hậu quả của biến đổi khí hậu đã để lại tác động tâm lí nghiêm trọng, bởi những người này đã lâu ngày gần gũi và gắn bó với môi trường đang bị huỷ hoại [...].

(3) Tiếc thay, sau hàng thập kỉ biết đến mối nguy hại của biến đổi khí hậu, nỗi tiếc thương sinh thái đã bắt đầu ảnh hưởng tới cả người ở hậu phương. Tháng 12/2021, Caroline Hickman và cộng sự công bố một cuộc thăm dò về cảm xúc trước biến đổi khí hậu của 1 000 trẻ em và thanh thiếu niên từ mỗi quốc gia trong tổng số 10 nước Anh, Australia, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Brazil, Hoa Kì, Nigeria, Pháp, Phần Lan và Philippines. Trong số những người được hỏi, 59% thấy “rất hoặc cực kì lo” về biến đổi khí hậu, và 45% thừa nhận rằng cảm xúc của họ về biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày. [...] Nỗi lo về biến đổi khí hậu và sự chấp nhận tận thế đang cận kề đều là các cảm xúc không hiếm gặp ở những người trẻ ngày nay, nhất là kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

(4) Tiếc thương sinh thái và các cảm xúc khác do biến đổi khí hậu quả thật đều là các hiện tượng hoàn toàn mới của thế kỉ XXI, song chúng vẫn để lại tác động muôn hình vạn trạng. Như đã thảo luận ở phần trên, những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của những cảm xúc mới này bao gồm các cộng đồng người bản địa, các nhà khoa học thực địa nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong một thế giới nơi sự nhận thức về biến đổi khí hậu đã thẩm thấu vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ngoài ra, trong một thế giới nơi những cộng đồng bên lề xã hội thường phải sống ở những địa điểm có nguy cơ bị biến đổi khí hậu huỷ diệt cao hơn, chúng ta cũng phải đề cập tới cả những người nghèo, những người da màu,... Có thể thấy, ảnh hưởng về sức khoẻ tâm thần của biến đổi khí hậu đã lan rộng ra cả nhân loại, chứ không còn là một vấn đề của một vài cá nhân nhất định nữa.

(5) [...] Tình trạng biến đổi khí hậu do con người đang để lại hậu quả ở cả cấp vi mô và vĩ mô, trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Nếu ở loài thằn lằn anole nâu, màng chân của chúng đang tiến hóa với tốc độ chóng mặt để thích ứng với những mùa bão ngày càng khắc nghiệt, thì ở con người, tâm lí của chúng ta cũng đang biến thiên nhanh không kém, dẫn đến những vấn đề sức khoẻ tâm thần mà người ở các thế kỉ trước sẽ chẳng thể nào đồng cảm được.

(Nguyễn Bình, Báo điện tử Tia sáng, 25-01-2022)

Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” là gì?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Thế nào là trạng thái “khủng hoảng hiện sinh”?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Trạng thái “khủng hoảng hiện sinh” là trạng thái khủng hoảng khi một người trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống khiến họ mất niềm tin vào cuộc sống và chính bản thân mình.

Câu 3:

Nêu ý khái quát của từng đoạn văn bản được đánh số.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– Ý khái quát của từng đoạn văn bản:

+ Đoạn (1): Giải thích về khái niệm “tiếc thương sinh thái”;

+ Đoạn (2): Biểu hiện của hiện tượng “tiếc thương sinh tháiở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu (nơi ảnh hưởng trực tiếp);

+ Đoạn (3): Biểu hiện của hiện tượng “tiếc thương sinh thái” ở nơi “hậu phương” của biến đổi khí hậu (ảnh hưởng từ nỗi lo về biến đổi khí hậu);

+ Đoạn (4): Đối tượng chịu tác động của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”;

+ Đoạn (5): Hệ luỵ của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”.

Câu 4:

Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để cung cấp thông tin cho người đọc?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Tác giả đã sử dụng những bằng chứng khoa học (các con số thống kê, các công trình nghiên cứu, những suy luận logic) và những ví dụ thực tiễn để cung cấp những thông tin xác thực cho người đọc về hiện tượng tâm lí “tiếc thương sinh thái”, một hậu quả của biến đối khí hậu.

Câu 5:

Theo bạn, việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập có ý nghĩa thế nào đối với mỗi chúng ta?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập giúp cho mỗi chúng ta có hiểu biết đầy đủ hơn về biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó, không chỉ tác động đến môi trường và sức khoẻ vật chất của con người mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần mà hiện tượng tâm lí “tiếc thương sinh thái” với những biểu hiện tiêu cực của con người là một lời cảnh báo. Từ đó mỗi người có thể xác định những suy nghĩ và hành động thiết thực từ góc nhìn cá nhân để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc tự chữa lành được nói đến trong đoạn trích sau.   

Có rất nhiều hoạt động chữa lành đang nở rộ, một phần để kiếm tiền, phần khác là thiện sự của nhiều cá nhân tổ chức, thu hút nhiều người trẻ tham gia. Xu hướng tìm về với sự tĩnh lặng, an yên bên trong cũng hình thành như một phong trào, một lối sống ở một bộ phận người trẻ sau khi chịu nhiều áp lực để kiếm tiền, khẳng định bản thân.

Kiếm tiền, định vị giá trị của mình trong xã hội là điều mà ai cũng cần đạt được nhưng nó sẽ trở nên bất ổn nếu mong muốn điều đó quá nhanh, quá dễ dàng so với tài năng, thực lực.[...]

Có nhiều cách để trở nên hạnh phúc hơn với những gì mình đang có. Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói: “Ta có là ta, ta mới đẹp”. Đó là lời khuyên cho việc nhận diện giá trị bản thân trên cơ sở xác định được mình là ai, nên và cần làm gì, phải dành thời gian chăm sóc cho thân tâm thế nào.

Xu hướng sống thuận tự nhiên, tìm lại sự tĩnh lặng vốn có bên trong, thưởng thức cuộc sống một cách tích cực, sâu sắc là hành vi tử tế với chính mình. Làm mới bản thân khi năm cũ đi qua, năm mới về chính là cách ta tập thương mình đúng đắn. Bởi, dù có ở vị trí nào trong xã hội, có bao nhiêu tài sản mà không biết điều bản thân đang cần, hoặc phải bỏ sức khoẻ, tính mạng thì còn có ích gì.

(Lưu Đình Long, Tử tế với bản thân, Báo điện tử Vnexpress, ngày 31-12-2022)

Xem đáp án » 18/01/2025 5

Câu 2:

Câu 2 (4,0 điểm)

Người lính là một hình tượng đẹp trong thơ ca hiện đại của Việt Nam. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng người lính trong hai bài thơ mà anh/ chị yêu thích.

Xem đáp án » 18/01/2025 4

Câu 3:

Thế nào là trạng thái “khủng hoảng hiện sinh”?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 4:

Nêu ý khái quát của từng đoạn văn bản được đánh số.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 5:

Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để cung cấp thông tin cho người đọc?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 6:

Theo bạn, việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập có ý nghĩa thế nào đối với mỗi chúng ta?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Bình luận


Bình luận