Câu hỏi:

18/01/2025 15

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Cũng lâu mới có dịp trở lại Hà Nội. Cuối thu. Ban đêm đi dọc hàng cây sữa, thấy mùi hương sực nức. Cuối phố này tôi có một địa chỉ quen...

Mấy chục năm xưa, tôi là chú bé nhà quê ra thành phố vừa học vừa kiếm việc làm. Một buổi tối gió bấc đầu mùa, tôi co ro đi lang thang trong mùi hoa sữa. Những hàng ngô nướng đêm sáng lập loè. Gió vi vút mùi cà phê ở đâu toả ra ngoài ngào ngạt. Ngẩng lên, thấy tấm biển “Lá Thu cà phê” rọi đèn mờ ấm cúng. Nhẩm tính trong túi còn đủ năm hào, tôi quyết định bước vào.

Quán nhỏ. Bàn ghế bằng trúc vàng sơ sài. Nhưng giật mình thấy trên vách treo mấy bức sơn dầu của một hoạ sĩ tài hoa tôi hằng ngưỡng mộ mà chưa biết mặt.

– Bác sao có những thứ này? – Tôi hỏi chủ quán.

– Cậu cũng thích tranh à? – Chủ quán, một người vẻ nho nhã, tóc hoa râm, mỉm cười.

Tôi ngồi vừa ngắm tranh, vừa rung đùi tận hưởng từng ngụm cà phê thơm ngon. Phải công nhận cà phê của ông tuyệt thật. Vào thời kì đó, hình như cả thành phố chỉ có vài quán cà phê thì phải.

Đang lim dim mơ màng để khói cà phê phả mờ trên mặt, thì chợt thấy một người vừa bước vào. Chủ quán và ông khẽ gật đầu chào nhau, vẻ quen thân từ lâu. Ông người dỏng cao, gương mặt buồn đẹp, xanh xao. Ngón tay thanh tú trắng muốt nâng li cà phê, mắt trầm ngâm ông nhìn những chiếc lá vàng bị gió bứt ào ào rơi ngoài cửa sổ. Uống xong, đứng dậy, lặng lẽ đi ra. Không thấy trả tiền.

Chủ quán nháy tôi.

– Cậu biết ai đấy không? Tác giả của những bức tranh kia đấy!

Trời, tôi thảng thốt. Không ngờ vừa gặp được thần tượng của mình. Bất giác nhìn lên, một giây khắc như cảm nhận được tất cả sự huyền bí diệu kì của những bức tranh trên vách, mà lúc khác chắc không thể biết được.

– Những bức tranh tuyệt đẹp này – Chủ quán nói – là tặng phẩm của ông ta cho tôi, để trả ơn những tách cà phê thơm ngon mà tôi đã đãi ông suốt bao năm qua... 

Lòng tôi rưng rưng. Vụt nhớ giai thoại Van Gốc vẽ lên gỗ mặt bàn quán trọ để trả nợ.

– Hay có thể nói ngược lại – Giọng chủ quán thầm thì – Những tách cà phê thơm ngon trong những giây phút gió bấc đầu mùa như đêm nay, cùng sự cung kính đối với nghệ thuật của tôi, là để trả ơn những bức tranh tuyệt tác...

Từ hôm ấy, tôi thường trở lại quán cà phê Lá Thu mỗi khi trong túi tích cóp đủ năm hào. Và tôi thường được ngắm nhìn người hoạ sĩ tài hoa trong khoảnh khắc ngắn ngủi của một li cà phê bốc khói.

Thoắt cái, mà những ngày ấy đã trở thành dĩ vãng xa xôi ...

... Tôi hồi hộp dừng lại nơi cây sữa cuối cùng của dãy phố. Quán cà phê Lá Thu nhỏ bé, mái ngói rêu mốc đầy lá vàng ngày xưa không còn. Thay vào đấy là một quán bốn tầng sáng choang gương kính và ánh điện màu. Nhưng được cái là vẫn mang tên “Lá Thu cà phê”.

Tôi bước vào. Một mình một bàn. Một cô tiếp viên có đôi chân trần trắng muốt mũm mĩm mang chai rượu đắt tiền đến. Tôi hỏi tên người chủ quán cà phê ngày xưa. Cô dẫn tôi lên lầu. Một căn phòng nội thất phương Đông cổ. Một ông già râu tóc bạc đang ngồi uống trà bên giò lan tím cạnh song cửa. Đôi mắt sau tròng kính chớp chớp, ông nhận ra tôi, vồ vập thân tình.

– Những bức tranh ngày xưa còn không, thưa ông? – Tôi nhìn suốt lượt bức tường.

– Không... – Ông lắc đầu.

– Chúng đâu rồi?

– Chúng đã biến thành toà nhà nhiều gương kính này.

– Ông có nghĩ thế là với sự biến đổi, ông đã gặp thời, gặp vận, may mắn không?

– Không hẳn thế.

Ông già đưa tôi chén trà ngâu thơm ngát. Tôi bâng khuâng chạnh nhớ mùi cà phê trong cái quán nghèo thuở nào.

– Người hoạ sĩ tài hoa xưa còn đến đây?

– Không. Ông ấy đã mất trước khi được thấy tranh của mình bán được nhiều tiền...

Đêm ấy uống hết nửa chai rượu do cô tiếp viên xinh đẹp nâng tận môi, tôi loạng choạng đứng dậy ra về.

Ông chủ quán tiễn ra cửa, cầm tay hỏi:

– Tôi nghĩ là cậu buồn, và có giận tôi không?

Tôi mơ hồ lắc đầu:

– Không hẳn thế.

(Quán Lá Thu, Nguyễn Phan Hách, in trong Hà Nội ba mươi sáu truyện ngắn hay,

Hồ Anh Thái (biên tập), NXB Hội Nhà văn, 2002)

Vì sao ông chủ quán luôn pha cho người hoạ sĩ những tách cà phê thơm ngon mà không lấy tiền?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Ông chủ quán luôn pha cho người hoạ sĩ những tách cà phê thơm ngon mà không lấy tiền vì muốn bày tỏ sự cung kính đối với nghệ thuật, muốn trả ơn những bức tranh tuyệt tác.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Chỉ ra những chi tiết miêu tả ông hoạ sĩ trong văn bản.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Những chi tiết miêu tả nhân vật hoạ sĩ trong văn bản: người dỏng cao, gương mặt buồn đẹp, xanh xao. Ngón tay thanh tú trắng muốt nâng li cà phê, mắt trầm ngâm ông nhìn những chiếc lá vàng bị gió bứt ào ào rơi ngoài cửa sổ.

Câu 3:

Qua văn bản, anh/ chị thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào? Dựa vào đâu anh/ chị khẳng định như vậy?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Nhân vật “tôi” là người giàu cảm xúc, yêu cái đẹp, hay hoài niệm về quá khứ.

Lí do khẳng định như vậy: nhân vật “tôi” say mê những bức tranh, yêu mến người hoạ sĩ, luôn muốn quay về chốn xưa,...

Câu 4:

Từ sự thay đổi của quán Lá Thu giữa quá khứ và hiện tại, tác giả gửi gắm thông điệp gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Từ sự thay đổi của quán Lá Thu giữa quá khứ và hiện tại, tác giả gửi gắm thông điệp: Mọi thứ đều sẽ đổi thay chứ không bất biến, cái đẹp xưa có thể không còn tìm được ở chốn cũ. Vì vậy, phải trân trọng những giây phút còn được thưởng thức cái đẹp.

Câu 5:

Từ việc ông chủ quán bán đi những bức tranh, anh/ chị hãy trả lời câu hỏi sau: Khi bán đi những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, phải chăng người ta cũng đánh mất một phần tâm hồn mình?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm: Khi bán đi những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, người ta cũng đánh mất một phần tâm hồn mình, miễn có lí lẽ hợp lí, thuyết phục. Sau đây là một hướng làm bài: Việc bán đi những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ cho thấy nghệ thuật đã không còn ở vị trí cao nhất trong tâm hồn con người, con người đã không hết lòng phụng sự cái đẹp. Đó là một biểu hiện của việc tâm hồn đã chẳng còn nguyên vẹn hướng về cái đẹp.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những khoảng lặng hoài niệm trong văn bản Quán Lá Thu (Nguyễn Phan Hách).

Xem đáp án » 18/01/2025 3

Câu 2:

Câu 2 (4,0 điểm)

Mình sẽ đi lúc biển động mà trái tim đập nhịp ngang tàng

biết là có thể đau nhưng cuộc đời thật ra cần khốn khó

trưởng thành không phải cố gắng tìm bình yên, chỉ là khi đối đầu với sóng gió

mình vẫn lặng lẽ

giữ chặt lấy niềm tin...

(...)

Mình sẽ đi lúc mình còn có cả một tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường...

(Trích Mình sẽ đi qua hết núi đồi..., Nguyễn Phong Việt,

báo Mực Tím, Xuân Mậu Tuất, 2018)

Anh/ chị có đồng ý với suy nghĩ “tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường” của tác giả trong câu cuối văn bản trên không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của anh/ chị.

Xem đáp án » 18/01/2025 3

Câu 3:

Chỉ ra những chi tiết miêu tả ông hoạ sĩ trong văn bản.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 4:

Qua văn bản, anh/ chị thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào? Dựa vào đâu anh/ chị khẳng định như vậy?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 5:

Từ sự thay đổi của quán Lá Thu giữa quá khứ và hiện tại, tác giả gửi gắm thông điệp gì?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 6:

Từ việc ông chủ quán bán đi những bức tranh, anh/ chị hãy trả lời câu hỏi sau: Khi bán đi những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, phải chăng người ta cũng đánh mất một phần tâm hồn mình?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Bình luận


Bình luận