Câu hỏi:
18/01/2025 40I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LÃO ỨNG
(Tóm tắt: Lão Ứng, một lão già nghiện rượu, và có tật trộm cắp. Nhưng tật đó đột ngột chấm dứt sau cái chết của bà Hinh, vợ lão. Cũng từ đó, xóm thôn lặng lẽ hẳn. Nhưng đêm đó, tôi và lão bắt gặp thằng Khánh con cô Tân trộm chuối. Cô Tân là cô giáo của tôi, nhà cô nghèo, lại bệnh quanh năm. Chú Nam, chồng cô hi sinh ở chiến dịch. Nhưng chiều thứ bảy, tôi vừa khăn gói về nhà thì…).
− Mẹ bảo sao? − Tôi dựng vội cái xe vào góc sân hỏi vội vàng − Lão Ứng lại ăn trộm ư? Sao người ta bắt được lão nhỉ? Con ...
− Ôi dào! Giá lão không say bí tỉ có lẽ cũng chẳng bắt nổi. Sáng bạch ra ngày, mọi người đi làm đồng thấy lão rúc đầu vào cây rơm nhà Thu Nhị cạnh bờ mương, cách vườn chuối chẳng đáng là bao ngáy khò khò, chân thò ra ngoài nhem nhuốc những bùn cùng đất. Còn cái bi-đông rượu của lão, nó rơi ngay cạnh vườn chuối... Bị dựng dậy, lão mắt nhắm mắt mở chui ra khỏi cái ổ rơm ấm áp nhận ngay cái bi-đông ấy là của mình. Người ta điệu lão đến trụ sở xã. Nhưng đúng là chưa lần nào mẹ thấy lão Ứng như lần này. Dân quân hỏi, lão cứ lúng ba lúng búng, mặt mũi bần thần, một mực kêu oan không nhận là mình ăn cắp. Lão còn lấy cả vong hồn bà vợ già đã mất của mình ra đảm bảo. Người ta không thèm nghe. Thế là lão nói tên con. Lão bảo, đêm hôm ấy, con đã cùng đi bắt chuột với lão...
− Rồi sao nữa hả mẹ? − Tôi sốt ruột, nóng nảy cắt ngang − Mẹ nói nhanh lên nào?
− Người ta bắt đầu nghi hoặc... Đùng một cái, đến chiều, lão nhận tuốt. Lão kể rành mạch việc chặt sáu buồng chuối thế nào, khuân lên bờ rồi mang bán ra sao. Lão cũng xin lỗi mẹ vì đã bịa ra việc con đi bắt chuột với lão. Thế là xong chuyện! Chán thật, lão cũng đã già rồi...
Nghe đến đó, tôi chẳng nói chẳng rằng, chạy bổ sang nhà lão Ứng. Lão đang ngồi thu lu ở góc chiếu với bi-đông rượu − vẫn cái bi-đông ấy − và mấy củ lạc rang.
− Mày đã về đấy à? − Lão hỏi vọng ra khi thấy tôi.
− Chào lão Ứng! Cháu...
− Ngồi xuống đây! Mẹ mày kể rồi hả?
− Vâng!... Tại sao lão lại nhận là mình đã chặt trộm chuối? Thằng Khánh nó...
− Đêm qua, tao đi bắt chuột ở đồng Tám Mẫu. Thằng Khánh mò ra tìm và đưa tao gói này − Vừa nói lão vừa lần lần trong người, đưa một cái bọc nhỏ, hơi nhàu nát ra trước mặt tôi − Sáu trăm ngàn mày ạ! Nó cảm ơn và xin trả lại tao số tiền đã nộp phạt.
− Thế ạ! − Tôi cất giọng rời rạc.
− Tao chỉ phải nộp có năm trăm ngàn thôi. Nhưng làm gì có tiền nên đi vay lãi ngày nhà Minh Thục xóm ngoài, bảy phân đấy! Nhà ấy bao giờ cũng thế! Khiếp thật... Còn mấy chục, mai mày đến nhà giáo Tân đưa cho thằng Khánh hộ tao, bảo là chỉ hết chừng ấy! Giá tao dư dả thì lấy của nó năm trăm thôi. Nhưng... mày thấy đấy!...
− Dạ, cháu hiểu lão. Nhưng sao lão lại làm thế?
− Ôi dào! Chẳng sao cả! Thằng Khánh sau lần này chắc sợ vãi tè ra rồi. Đố dám ăn cắp nữa! Đêm qua tao cũng bảo với nó rằng, nếu nó còn dại dột đi chôm của người ta nữa, tao sẽ kể lại chuyện trộm chuối này cho cả làng nghe. Lúc đó thì... Nó khóc và hứa rồi! Còn tao, thêm một chuyện này nữa thì có làm sao! Tao đã thề không đi ăn trộm nữa thì chắc từ giờ sẽ hết tai bay vạ gió thôi... Lần này, coi như tao giúp giáo Tân một chút thôi mà!...
(Huệ Minh, Lão Ứng, dẫn theo vov.vn, đọc Truyện ngày 31- 8 - 2023)
Xác định ngôi kể của người kể chuyện.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra lời người kể chuyện và lời nhân vật qua chi tiết sau: “− Đêm qua, tao đi bắt chuột ở đồng Tám Mẫu. Thằng Khánh mò ra tìm và đưa tao gói này − Vừa nói lão vừa lần lần trong người, đưa một cái bọc nhỏ, hơi nhàu nát ra trước mặt tôi − Sáu trăm ngàn mày ạ! Nó cảm ơn và xin trả lại tao số tiền đã nộp phạt”.
Lời giải của GV VietJack
− Lời kể của người kể chuyện: Vừa nói lão vừa lần lần trong người, đưa một cái bọc nhỏ, hơi nhàu nát ra trước mặt tôi.
− Lời nhân vật: Đêm qua, tao đi bắt chuột ở đồng Tám Mẫu. Thằng Khánh mò ra tìm và đưa tao gói này; Sáu trăm ngàn mày ạ! Nó cảm ơn và xin trả lại tao số tiền đã nộp phạt.Câu 3:
Trong mắt của người làng, lão Ứng là người thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Câu 4:
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn sau:
− Mày đã về đấy à? − Lão hỏi vọng ra khi thấy tôi.
− Chào lão Ứng! Cháu...
− Ngồi xuống đây! Mẹ mày kể rồi hả?
− Vâng!... Tại sao lão lại nhận là mình đã chặt trộm chuối? Thằng Khánh nó...
Lời giải của GV VietJack
Đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn:
− Hình thức đối thoại, có sự đổi vai của người nói và người nghe (lão Ứng và cháu).
− Ngôn ngữ giản dị, đời thường, có sử dụng các từ biểu cảm, hô gọi để thể hiện thái độ, cảm xúc của những người tham gia giao tiếp.Câu 5:
Anh/chị tiếp nhận thông điệp nào từ văn bản? Thông điệp đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống hiện nay?
Lời giải của GV VietJack
− Học sinh có thể nêu những thông điệp khác nhau nhưng cần phù hợp với nội dung đoạn trích và chỉ ra ý nghĩa của thông điệp đối với cuộc sống hiện nay.
− Chẳng hạn: Không nên đánh giá ai đó bằng cái nhìn hời hợt; phẩm chất tuyệt vời của con người… Đây đều là những vấn đề có ý nghĩa nhân văn trong bối cảnh xã hội hiện nay.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề: Tuổi trẻ và sự trải nghiệm.
Câu 2:
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đánh giá một trong những đặc điểm nghệ thuật (nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn, tình huống) của truyện ngắn được thể hiện qua văn bản Lão Ứng ở phần Đọc hiểu.
Câu 3:
Chỉ ra lời người kể chuyện và lời nhân vật qua chi tiết sau: “− Đêm qua, tao đi bắt chuột ở đồng Tám Mẫu. Thằng Khánh mò ra tìm và đưa tao gói này − Vừa nói lão vừa lần lần trong người, đưa một cái bọc nhỏ, hơi nhàu nát ra trước mặt tôi − Sáu trăm ngàn mày ạ! Nó cảm ơn và xin trả lại tao số tiền đã nộp phạt”.
Câu 5:
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn sau:
− Mày đã về đấy à? − Lão hỏi vọng ra khi thấy tôi.
− Chào lão Ứng! Cháu...
− Ngồi xuống đây! Mẹ mày kể rồi hả?
− Vâng!... Tại sao lão lại nhận là mình đã chặt trộm chuối? Thằng Khánh nó...
Câu 6:
Anh/chị tiếp nhận thông điệp nào từ văn bản? Thông điệp đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống hiện nay?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!