Câu hỏi:
18/01/2025 41I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Những tình yêu thật thường không ồn ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt
chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruốc
bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
có những thằng con trai mười tám tuổi
nhiều khi cực quá, khóc ào
nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ
phanh ngực áo và mở trần bản chất
mỉm cười trước những lời lẽ quá to
nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc.
(Thanh Thảo, Trích Thử nói về hạnh phúc, Thơ hay Việt Nam thế kỷ XX,
NXB Văn hóa Thông tin, 2006)
Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tìm những hình ảnh diễn tả hiện thực gian khổ của người lính trong chiến tranh ở văn bản trên?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Anh/chị hiểu gì về tâm hồn “những thằng con trai mười tám tuổi” trong những dòng thơ sau?
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
Lời giải của GV VietJack
Câu 4:
Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
Lời giải của GV VietJack
– Biện pháp tu từ: Phép điệp
– Hiệu quả của phép điệp:
+ Nhấn mạnh những trăn trở của con người về sự lựa chọn hạnh phúc.
+ Tạo nhịp điệu, âm hưởng cho lời thơ.Câu 5:
Qua văn bản, theo anh/chị giữa “hạnh phúc… cho tôi” và “hạnh phúc… cho đất nước” điều nào quan trọng hơn? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
Học sinh có thể trả lời theo cách hiểu và lựa chọn của bản thân, nhưng cần đảm bảo sự lí giải hợp lí và thuyết phục:
– Chọn “hạnh phúc cho tôi” vì cá nhân hạnh phúc sẽ thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, đất nước.
– Chọn “hạnh phúc cho đất nước” vì chỉ khi đất nước “hạnh phúc” thì mỗi cá nhân mới có được hạnh phúc trọn vẹn.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật bác Lê trong đoạn trích sau:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Thạch Lam, Trích Nhà mẹ Lê, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
Câu 2:
Câu 2. (4,0 điểm)
Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về hiện tượng trên.
Câu 3:
Tìm những hình ảnh diễn tả hiện thực gian khổ của người lính trong chiến tranh ở văn bản trên?
Câu 4:
Anh/chị hiểu gì về tâm hồn “những thằng con trai mười tám tuổi” trong những dòng thơ sau?
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
Câu 5:
Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
Câu 6:
Qua văn bản, theo anh/chị giữa “hạnh phúc… cho tôi” và “hạnh phúc… cho đất nước” điều nào quan trọng hơn? Vì sao?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!