Câu hỏi:

18/01/2025 9

Câu 2: (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), phân tích bài thơ sau:

QUÊ HƯƠNG

(Giang Nam)

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

 

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được....

Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích...

 

Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kì

Quê tôi đây bóng giặc

Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời .

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

 

Hoà bình tôi trở về đây

Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa...

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

- Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

 

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích, em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

 

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phân xương thịt của em tôi.

1960

(Theo Thơ tình người lính, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 1995)

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học.   

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bài thơ Quê hương (Giang Nam).

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Dưới đây là một số định hướng viết bài:

* Giới thiệu khái quát về nhà thơ Giang Nam, bài thơ “Quê hương”

- Nhà thơ Giang Nam là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

- Bài thơ “Quê hương”:

+ Vị trí: Thi phẩm đặc sắc nhất đời thơ Giang Nam, góp phần đinh ghim tên tuổi nhà thơ trong tâm trí bạn đọc.

+ Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời năm 1960, khi ông hay tin vợ và con gái mình bị giặc bắt và giết hại. Thật may, đó chỉ là một thông tin nhầm lẫn. Sau đó hai năm (năm 1962), Giang Nam biết tin vợ con ông còn sống nhưng phải đến tận năm 1973 ông mới được đoàn tụ với vợ con.

+ Đề tài: quê hương đất nước (đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975: “Tây Tiến”, “Mắt người Sơn Tây” - Quang Dũng, “Đồng chí” - Chính Hữu, “Nhớ” - Hồng Nguyên, “Việt Bắc” - Tố Hữu, “Đất nước” - Nguyễn Đình Thi, “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm, ...)

+ Thể thơ tự do, rất phù hợp để nhân vật trữ tinh bộc lộc tình cảm, cảm xúc một cách phòng khoảng

+ Nhân vật trong bài thơ: Hình ảnh “cô bé nhà bên” trong bài thơ có nguyên mẫu từ chính người vợ của Giang Nam nhưng cũng là ảnh chiếu của biết bao nữ du kịch mà ông đã gặp trong đời hoạt động cách mạng của mình.

* Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bài thơ

- Yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bài thơ

+ Yếu tố tự sự. “Quê hương” kể cho người đọc một câu chuyện chan chứa yêu thương nhưng thấm đượm nỗi buồn đau mất mát

• Nhân vật: Bài thơ là câu chuyện tình yêu giữa “tôi” và “cô bé nhà bên”

• Chuỗi sự việc: Diễn biến câu chuyện giữa “tôi” và “em” xoay quanh các sự việc, sự kiện được trần thuật theo mạch thời gian:

o Thuở còn thơ, “tôi” là một cậu bé ham chơi, tinh nghịch ngợm nhưng cũng rất sợ đòn: những ngày trốn học/ đuổi bướm bị mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc. Mỗi lần như thế, “em” - “cô bé nhà bên” luôn hồn nhiên cười khúc khích.

o Khi cách mạng bùng lên, “tôi” đi kháng chiến, “em” cũng vào du kích và thật tình cờ, hai người đã gặp nhau giữa cuộc hành quân

o Hoà bình, “tôi” trở về quê nhà, gặp “em”, hỏi “em” chuyện chồng con, “em” vẫn cười khúc khích nhưng tay để yên trong tay tôi nóng bỏng.

o “Hôm nay”, “tôi” bất ngờ nhận được tin dữ: Giặc bắn em rồi quăng mất xác

→ Cốt truyện bao gồm chuỗi sự việc, sự kiện và các chi tiết đặc sắc, hấp dẫn, có những chi tiết, sự việc được đẩy đến cao trào, lôi cuốn người đọc.

+ Yếu tố trữ tình: “Quê hương” là một bài thơ trữ tình thấm đượm tình cảm, cảm xúc của “tôi”

• Chủ đề: tình yêu quê hương đất nước quyện trong tình yêu đôi lứa.

• Nhân vật trữ tình: “tôi” - một người lính

• Cảm hứng chủ đạo: nỗi đau nỗi xúc động cực đỉnh trong nhân vật trữ tình khi nghe tin người con gái yêu thương nơi quê nhà bị giặc giết hại.

• Biểu hiện cụ thể của yếu tố trữ tinh trong bài thơ:

o Mạch cảm xúc: yêu thương trong trẻo thuở còn thơ - niềm thương miền, luyến lưu khi bất ngờ gặp nhau trên chặng đường hành quân - yêu thương chớm nở trong ngày hoà bình gặp lại - nỗi đau khi nghe tin “em” bị giặc giết - nỗi thương nhỏ thuỷ chung

o Giọng điệu: vui tươi, hồn nhiên, trong trẻo (khi kể lại kỉ niệm tuổi thơ); lưu luyến, bịn rịn (khi nhớ lại kỉ niệm gặp nhau trên đường hành quân); xao xuyến, băng khoăng, đầy khao khát yêu thương (trong ngày “tôi” trở lại quê nhà và gặp “em”); đau đớn, xót xa cực đỉnh (khi nghe tin “em” bị giặc giết); man mác nhớ thương (trong hiện tại không còn em)

o Ngôn ngữ, hình ảnh: giàu sức gợi (yêu quê hương, tôi mơ màng, cười khúc khích, mát đen tròn, lòng tôi ấm mới, nắm bàn tay nhỏ nhân ngâm ngòi, tay tôi nóng bỏng. Đau xé lòng anh, chết nửa con người...).

o Biện pháp tu từ: phép chém xem ((có ai ngờ), (thương thương quá đi thôi), phép đối (Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi; Xưa yêu quê hương... - Nay yêu quê hương...)

+ Sự đan xen giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự.

• Trữ tình và tự sự không tách biệt mà quyện hoà suốt dọc bài thơ.

• Tự sự trở thành cái cớ để nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc, để khai triển, nâng đỡ mạch cảm xúc.

• Trữ tình nảy nở và neo đậu vào từng sự việc, sự kiện diễn ra trong mạch tự sự.

- Ý nghĩa sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bài thơ

+ Tự sự đóng vai trò dẫn dắt, khai triển các sự việc, tạo nên cơn có để nhân vật trữ tình trải lòng. Diễn biến của chuỗi tự sự xoay quanh những kỉ niệm giữa “tôi” và “em” từ thuở bé thơ đến khoảnh khác hiện tại chứng tỏ tình cảm sâu nặng, thuỷ chung “tôi” dành cho “em”.

+ Trữ tình làm cho mạch tự sự không khô cứng, thuần tuý kể việc mà thấm đượm cảm xúc, giúp nhân vật trữ tình bộc bạch tâm tư, nỗi lòng một cách chân thực, tự nhiên, cảm động, lay động lòng người.

+ Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của bài thơ, tạo nên một câu chuyện tình yêu thời chiến tuy buồn thương nhưng lãng mạn, nên thơ. (Liên hệ: “Núi đôi” (Vũ Cao), “Đồi tím hoa sim” (Hữu Loan)....)

* Đánh giá chung

- “Quê hương” là thi phẩm đặc biệt thành công trong sự kết hợp giữa tự sự và trữ tính.

- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong bài thơ góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật thơ ca của Giang Nam: góp thêm một tiếng thơ độc đáo trong mảng đề tài quê hương đất nước.

1,0

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đoạn trích gồm mấy phần? Chỉ ra nội dung chính của từng phần.

Xem đáp án » 18/01/2025 31

Câu 2:

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về đóng góp của những người trẻ hôm nay trong việc giảm thiểu các đại dịch trên toàn cầu.

Xem đáp án » 18/01/2025 6

Câu 3:

Theo đoạn trích, các loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 4:

Nêu tác dụng của các dữ liệu được nêu trong đoạn trích.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 5:

Thuốc lá, rượu và béo phì là những yếu tố chính dẫn đến tỉ lệ mắc ung thư càng tăng, trong khi ô nhiễm không khi vẫn là động lực chính của các yếu tố rủi ro môi trường.

Chỉ ra ý nghĩa của thông tin trên.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 6:

Theo anh chị căn bệnh ung thư có đáng sợ không? Vì sao?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Bình luận


Bình luận