Câu hỏi:

18/01/2025 43

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

BIỂN Ở QUANH TA

Từ khi khởi đầu cách mạng công nghiệp, loài người đã đốt đủ các loại nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu khí và khí đốt tự nhiên, thải thêm 365 tỷ tấn khí carbon vào trong bầu khí quyển. Việc phá rừng đã góp thêm 180 tỷ tấn nữa. Mỗi năm, chúng ta lại thải ra 9 tỷ tấn hoặc tương đương, khối lượng cứ tăng thêm tới 6% mỗi năm. Hậu quả của tất cả những điều đó là nồng độ CO2 trong không khí ngày nay là hơn 400 ppm, cao hơn so với bất cứ thời điểm nào khác trong 800 nghìn năm qua. Có khả năng lớn là nó cũng cao hơn so với bất cứ thời điểm nào trong bảy triệu năm qua. Nếu xu hướng hiện giờ tiếp tục, tới năm 2050 nồng độ CO2 sẽ đạt mức 500 ppm, gần gấp đôi so với mức tiền công nghiệp. Người ta dự tính mức độ gia tăng như thế sẽ tạo ra mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ 3,5 tới 7 độ Fahrenheit, và tới lượt nó, nhiệt độ tăng sẽ dẫn tới hàng loạt những sự kiện làm thay đổi thế giới, bao gồm sự biến mất của hầu hết các tảng băng lớn còn lại, làm ngập lụt những hòn đảo thấp và những thành phố ven biển, và làm tan băng ở mỏm Bắc Cực. Nhưng đây mới chỉ là một nửa câu chuyện.   

Đại dương chiếm 70% bề mặt trái đất, và ở bất cứ nơi nào nước và không khí tiếp xúc nhau đều có sự trao đổi. Các loại khí trong bầu khí quyển tan vào đại dương và các loại khí đã tan trong đại dương được trả lại vào bầu khí quyển. Khi hai quá trình này cân bằng, lượng khí tan vào và trả lại tương đối bằng nhau. Thay đổi kết cấu của bầu khí quyển, như chúng ta đã làm, và sự trao đổi đó trở nên lệch lạc: nhiều CO2 hơn đi vào nước so với đi ra. Theo cách đó, con người liên tục thêm CO2 vào biển, giống như những mạch khí đang làm, nhưng từ phía trên thay vì từ phía dưới, và ở quy mà toàn cầu. Riêng năm nay (2018) đại dương sẽ hấp thụ 2,5 tỷ tấn khí carbon, và năm tới dự kiến các đại dương sẽ hấp thụ thêm 2,5 tỷ tấn nữa. Bởi lượng khí CO2 tăng thêm này, nồng độ pH của nước biển trên bề mặt đã giảm, từ trung bình khoảng 8,2 xuống còn trung bình 8,1. Giống như thang Richter, pH đo theo thang logarith, nên ngay cả một sự suy giảm nhỏ về số lượng cũng cho thấy một sự thay đổi rất lớn trong thế giới thực. Mức suy giảm 0,1 đồng nghĩa với việc các đại dương hiện giờ bị axít hóa nhiều hơn 30% so với năm 1800... Bởi khí CO2 tràn ra từ các mạch khí, nước biển xung quanh Castello Aragonese là một kịch bản xem trước gần như hoàn hảo cho những gì diễn ra sắp tới ở các đại dương nói chung. Đó cũng là lý do tại sao tôi bì bõm quanh hòn đảo này vào tháng 1, trong cái lạnh tê tái. Ở đây chúng ta có thể bơi, dù tôi có nghĩ trong một khoảnh khắc hoảng loạn, hoặc có thể chết chìm trong những đại dương của ngày mai ngay từ hôm nay”

Ulf Riebesell là một nhà hải dương - sinh vật học tại Trung tâm GEOMAR- Helmholtz về Nghiên cứu Đại dương ở Kiel, Đức, người đã chỉ đạo nhiều nghiên cứu lớn về sự axít hóa đại dương, bên ngoài bờ biển Na Uy, Phần Lan và Svalbard. Riebesell thấy rằng các nhóm có khuynh hướng sống sót tốt nhất trong nước bị axít hóa là những sinh vật phù du siêu nhỏ với chiều ngang nhỏ hơn hai micron, tới mức chúng hình thành nên mạng lưới thức ăn siêu nhỏ của riêng chúng. Khi số lượng các loài này tăng lên, những sinh vật phù du siêu nhỏ sử dụng nhiều dưỡng chất hơn, và những tổ chức hữu cơ lớn hơn sẽ gặp rắc rối. “Nếu chị hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, tôi nghĩ rằng bằng chứng mạnh mẽ nhất mà chúng ta có cho thấy đang xảy ra sự suy giảm đa dạng sinh học," Riebesell nói với tôi. "Một số tổ chức hữu cơ có khả năng chịu đựng cao sẽ trở nên đông đúc hơn, nhưng sự đa dạng nói chung sẽ bị tổn thất. Đây là điều đã xảy ra trong tất cả những thời điểm của các đợt tuyệt chủng hàng loạt lớn."

     (Elizabeth Kolbert (2018), The Sixth Extinction - An Unnatural History (Đợt tuyệt chủng thứ sáu), NXB Tri thức, tr.147– 150)

Dữ liệu trong văn bản được trình bày theo cách nào?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Cách trình bày dữ liệu trong văn bản: Tổ chức thông tin theo trình tự mạch ý liên kết logic, mạch lạc.

- Ô nhiễm môi trường do khí thải hoá học và chặt phá rừng

- Sự tác động của ô nhiễm không khí tới đại dương

- Sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới các sinh vật phù du siêu nhỏ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh không trả lời: 0 điểm

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Theo tác giả, con người đã tác động như thế nào tới môi trường biển?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Theo tác giả, con người đã tác động tới môi trường biển:

- Thay đổi kết cấu của bầu khí quyển.

- Liên tục thêm CO2 vào biển nhưng từ phía trên thay vì từ phía dưới, và ở quy mà toàn cầu.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được 1/2 đáp án: 0,25 điểm

- Học sinh không trả lời: 0 điểm

Câu 3:

Nhà văn Elizabeth Kolbert nói: Ở đây chúng ta có thể bơ dù tôi có nghĩ trong một khoảnh khắc hoảng loạn, hoặc có thể chết chìm trong những đại dương của ngày mai ngay từ hôm nay. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Câu nới của nhà văn Elizabeth Kolbert được hiểu:

- Ở môi trường biển đã quá ô nhiễm này, chúng ta đã quá sợ hãi và chính chúng ta sẽ chết, sẽ không sống được ở đó

- Câu nói của Elizabeth Kolbert là lời nhắn nhủ về thực trạng ô nhiễm môi trường biển và chúng ta cần ý thức được về sự ô nhiễm đó.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1/2 ý trong đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời sai, không trả lời: không cho điểm

Câu 4:

Việc trích dẫn câu nói của Ulf Riebesell có tác dụng gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Câu nói của Ulf Riebesell: tôi nghĩ rằng bằng chứng mạnh mẽ nhất mà chúng ta có cho thấy đang xảy ra sự suy giảm đa dạng sinh học...Một số tổ chức hữu cơ có khả năng chịu đựng cao sẽ trở nên đông đúc hơn, nhưng sự đa dạng nói chung sẽ bị tổn thất. Đây là điều đã xảy ra trong tất cả những thời điểm của các đợt tuyệt chủng hàng loạt lớn.

- Tác dụng:

+ Dẫn chứng về sự suy giảm đa dạng sinh học hiện nay và dự báo về sự tổn thất trước sự tuyệt chủng sắp tới

+ Gây ấn tượng và tạo sự thuyết phục hơn về hậu quả sắp tới mà con người phải gánh chịu

+ Qua đó cảnh báo nhắc nhở con người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống

Câu 5:

Theo anh/chị, chúng ta cần làm gì trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật biển?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Hs có thể đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật biển. Nhưng để đưa ra giải pháp sâu sắc, thuyết phục, học sinh có thể bám sát vào các phương diện ý thức cá nhân, cộng đồng và hành động thiết thực đem lại lợi ích cho môi trường biển:

- Tuyên truyền các cá nhân, tổ chức xả rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi xuống các vùng nước sông, hồ, ao, biển.

 - Các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện một cách đồng bộ.

- Tổ chức thu gom rác thải ở các vùng nước biển.

- Hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển một cách bừa bãi.

- Ngăn chặn sự ô nhiễm và suy thoái ở các lưu vực sông, các cụm công nghiệp ven biển

- Chú trọng công tác phòng ngừa và kiểm soát đối với các hoạt động: Phát triển du lịch; Thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản; Vận chuyển dầu khí trên biển.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển ….

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Câu 2 (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Điền và Hộ trong hai đoạn trích dưới đây:

Đoạn truyện (1)

(Tóm tắt truyện: Hộ là một văn sĩ có tài; Hộ cưu mang Từ, có công cứu vớt đời Từ và Từ trở thành vợ Hộ. Hộ mải mê với văn chương, chung cuộc sống cơm áo không để Hộ ngồi yên mà viết văn, thưởng thức văn chương, … Túng quẫn và phẫn uất, Hộ chán nản lao vào rượu chè, say xỉn, … Mỗi lần say lại bốc đồng và về nhà làm khổ Từ…Khi tỉnh dậy, Hộ lại hối hận, ăn năn…)

  Sáng nay, chắc Từ mệt quá, vừa mới lịm đi, nên mới ngủ trưa như thế. Ðầu Từ ngoẹo về một bên. Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái bàn tay hơi xòe ra lỏng lẻo. Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não. Hắn bùi ngùi. Chao ôi! Trông Từ nằm thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người! Cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ. Hộ nhớ ra rằng: một đôi lúc, nếu nhìn kỹ thì Từ khó mặt lắm. Ðột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kỹ xem mặt Từ lúc bây giờ ra sao? Hắn rón rén, đi chân không lại. Hắn ngồi xổm ngay xuống đất, bên cạnh võng và cố thở cho thật khẽ. Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lắm. Da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt; mi mắt hơi tim tím và chung quanh mắt có quầng, đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh. Hộ khẽ thở dài và lắc đầu ái ngại. Hắn dịu dàng nắm lấy tay sã xuống của Từ. Cái bàn tay lủng củng rặt những xương! Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. Cái cổ tay mỏng manh. Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh vực... Một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi... Thế mà hắn đã làm gì để cho đời Từ đỡ khổ hơn? Hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ? Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc... Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng, nhẹ nhàng núi hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc:

  - Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!...

  - Không!... Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ...

  Từ bảo thế. Tay Từ níu mạnh hơn một chút. Ngực Từ thổn thức. Từ chực ngả đầu sát vào vai Hộ. Nhưng đứa con, bị giằng, khóc thét lên. Từ vội buông chồng ra để vỗ con. Tiếng vẫn còn ướt lệ, Từ dỗ nó:

  - A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình... Mợ thương...

  Hộ đã tránh chỗ để Từ đưa võng... Từ vừa đưa vừa hát:

Ai làm cho gió lên giời,
    Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;
    Ai làm cho Nam, Bắc phân kỳ,
    Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...

(Trích “Đời thừa” , Sách Ngữ văn 11 nâng cao, NXB GD 2010, tr.207)

Đoạn truyện (2)

(Tóm tắt truyện: Điền cả đêm mệt mỏi chăm con là thằng cu Chuyên ốm, sáng ra chuẩn bị lên tỉnh lĩnh tiền. Vợ dặn phải mua thuốc cho con bé Hường đang nổi mụn khắp mặt. Hắn cáu kỉnh, bực tức vì đủ thứ phải chi tiêu, nhưng lại không chịu nổi sự càu nhàu của vợ nên đành chịu. Bản thân hắn mắc bệnh ở tim, cũng chẳng có tiền để theo đuổi thuốc thang. Làm chẳng đủ ăn, chẳng dám mua một cái áo, một quyển sách, lại suốt ngày con ốm, con đau. Hắn ngao ngán cho kiếp mình.  Để tiết kiệm tiền xe, mãi đến mười giờ Ðiền mới đi bộ tới trạm Quỳnh Nha, gặp ông đội Trạm để lĩnh thư, sau đó mới lên nhà dây thép lĩnh tiền, nhưng đụng độ với người thư ký khiến một tờ giấy bạc bay mất, Điền phải nhịn ăn sáng, lếch thếch đi bộ về để tiết kiệm tiền nhưng lại quên mua thuốc cho con. Cuộc cãi vã với vợ khiến “hắn thấy mình khổ quá, khổ như một con chó vậy”. Điền nằm ngẫm nghĩ, nhưng tiếng khóc thút thít của đứa con bị bệnh đã khiến Điền ngẫm lại về lẽ đời và thở dài ngao ngán cho kiếp mình và kiếp người: “Bây giờ trong lòng hắn chỉ còn lại sự xót thương. Hắn thương vợ, thương con, thương tất cả những người phải khổ đau. Lòng hắn thiết tha rướn lên muốn vươn ra để ấp ôm lấy mọi người. Mắt hắn đầm đìa”)

[…] Hắn vùng vằng đi vào nhà, quăng mũ quăng áo, quăng nốt cả cái thân xác mỏi mệt xuống một cái giường, thở hổn hển, như để đẩy bớt ra ngoài cái khí giận đang cuồn cuộn trong ngực. Hắn thấy mình khổ quá, khổ như một con chó vậy. Hắn nhịn đói từ sáng đến giờ. Hắn đi bộ què chân, nắng hơ sém cả da. Hắn xẻn từ đồng xu uống nước trở đi. Hắn chịu nhục với mọi người... Như thế, bởi vì đâu? Chẳng phải vì vợ vì con ư? Nhưng nào vợ con có thèm biết cho đâu! Ðã chẳng an ủi một lời, vợ hắn còn vơ lấy một sự hắn quên để mà đay nghiến hắn. Ừ, mà cho rằng hắn không quên nữa, cho rằng hắn không lấy thuốc cho con là cố ý, là muốn khỏi mất mấy đồng bạc nữa, thì vợ hắn có nên nói tệ hắn như vậy hay không? Hắn hà tiện vì ai? Hắn khổ sở vì ai, riêng vào cái thân hắn chẳng phí phạm một đồng xu nào cả. Mấy mươi lần vợ hắn giục hắn may một cái áo sơ-mi, hắn chỉ ư hừ rồi để đấy, chưa bao giờ dám bỏ tiền ra mà may cả. Thế rồi bao nhiêu tiền cũng vào vợ, vào con hết... Hắn bủn xỉn, hắn tiếc tiền... ừ, nhưng mà hắn tiếc tiền cho ai?... Ðiền cứ càng nghĩ càng thấy hắn là người khổ, vợ hắn là người tệ bạc. […] Nhưng bỗng con bé Hường chạy vội ra đầu chái, về phía giường Ðiền. Ðiền nghe tiếng đôi guốc của nó lẹc kẹc rất nhanh một thoáng, rồi im lặng. Rồi Hường xịt mũi. Nó xụt xịt rất lâu ngoài ấy. Nó nghẹt mũi hay nó khóc? Ðiền cố lắng tai nghe. Hắn nghe thấy những tiếng Hường nức nở. Hắn đột nhiên run người. Lòng hắn quang ra. Những ý giận hờn bừa bộn vụt tan. Còn lại cái hình ảnh bé nhỏ của Hường, với cái mặt đầy mụn và sưng lên của nó, đôi mắt giàn giụa nước và miệng mếu. Con bé còn nhỏ tuổi nhưng đã rất hay khóc vụng; mỗi lần muốn khóc, nó lại tránh ra một chỗ, cố nén tiếng, không cho ai biết. Ðiền thấy thương nó quá. Tội nghiệp cho con bé! Nó ốm đau luôn và thường bị mẹ mắng chửi suốt ngày như tát nước. Mẹ nó mắng chửi nó, nhiều khi bất công và vô lý. Nhưng lạ thay! Lúc này Ðiền không vin vào đấy mà trách vợ. Hắn thấy vợ hắn không tệ. Thị vốn thương con lắm. Những lúc thị gắt gỏng với con như thế chỉ là những lúc thị sốt ruột quá, lo lắng quá. Cũng như hắn vậy, sao hắn nỡ đem lòng giận thị? Ai chả thế? Người không phải là thánh. Sự khổ sở dễ khiến lòng chua chát. Khi người ta lam lũ quá, lại còn lo trăm thứ, bị làm rầy vì trăm thứ, thì ai mà bình tĩnh được? Ai mà chả hay gắt gỏng? Gắt gỏng thì chính mình khổ trước. Không giữ được thì phải bật ra ngoài như vậy. Thật ra có ai muốn cau có làm chi?... Vậy thì vợ hắn gắt lên với hắn lúc này cũng chỉ là việc thường thôi.

 […] Bây giờ trong lòng hắn chỉ còn lại sự xót thương. Hắn thương vợ, thương con, thương tất cả những người phải khổ đau. Lòng hắn thiết tha rướn lên, muốn vươn ra để ấp ôm lấy mọi người. Mắt hắn đầm đìa. Hắn gọi con rất dịu dàng:

- Hường ơi!... Vào đây với thầy con!...

(Trích Nước mắt, Nam Cao, Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn, NXB Văn học, 2016)

Chú thích:

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915 – 1951), quê ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực phê phán (trước Cách mạng) và được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của thế kỉ XX. Nam Cao còn là người có đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách viết truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX. Ông được sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung. Nam Cao làm rất nhiều công việc mưu sinh khác nhau, làm thư ký cho một hiệu may, dạy học, viết báo kiếm sống,.. với vốn sống phong phú Nam Cao đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm có giá trị cho đến ngày nay. Các tác phẩm chính: Chí Phèo (truyện ngắn, 19410, Lão Hạc (truyện ngắn, 1943), Sống mòn (tiểu thuyết, 1944)

Xem đáp án » 18/01/2025 55

Câu 2:

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về hành động của con người trước sự suy giảm đa dạng sinh học.

Xem đáp án » 18/01/2025 8

Câu 3:

Theo tác giả, con người đã tác động như thế nào tới môi trường biển?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 4:

Nhà văn Elizabeth Kolbert nói: Ở đây chúng ta có thể bơ dù tôi có nghĩ trong một khoảnh khắc hoảng loạn, hoặc có thể chết chìm trong những đại dương của ngày mai ngay từ hôm nay. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 5:

Việc trích dẫn câu nói của Ulf Riebesell có tác dụng gì?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 6:

Theo anh/chị, chúng ta cần làm gì trước nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật biển?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Bình luận


Bình luận