Câu hỏi:
18/01/2025 34I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Theo Báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” do Liên hợp quốc công bố, toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử (năm 2019), tăng 21% so với 5 năm trước đó và tính theo bình quân đầu người trung bình là 7,3 kg/người. Trong đó, châu Á là nơi tạo ra nhiều rác thải điện tử nhất, với khoảng 24,9 triệu tấn, tiếp đến là châu Mỹ (13,1 triệu tấn), châu Âu (12 triệu tấn), châu Phi (2,9 triệu tấn) và châu Đại Dương là 0,7 triệu tấn (Thống kê của GESP – Hiệp hội thống kê chất thải điện tử toàn cầu). Các quốc gia đứng đầu về lượng rác thải điện tử là Trung Quốc (10,1 triệu tấn), Mỹ (6,9 triệu tấn), Ân Độ (3,2 triệu tấn), chiếm gần 38% lượng rác thải điện tử của cả thế giới. Mặc dù vậy, ước tính của GESP cho thấy chỉ 17,4% lượng rác thải trên được thu gom, vận chuyển đến các cơ sở quản lí hoặc tái chế chính thức; phần còn lại chuyển đến một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Điều đáng nói là trong rác thải điện tử có chứa hơn 1 000 hợp chất khác nhau (Thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP)), trong đó, nhiều chất độc hại với các thành phần chủ yếu là kim loại nặng, kim loại quý, bao gồm chi, thuỷ ngân, niken, chất chống cháy brom hoá, hydrocacbon thơm đa vòng (PAH),... khi bị phát tán ra môi trường thường khó nhận biết, dễ gây tâm lí chủ quan cho người tiếp xúc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Ước tính, mỗi năm có tới 50 tấn thuỷ ngân đi theo các thiết bị điện tử hỏng như màn hình ti vi, bóng đèn tiết kiệm năng lượng,... ra bãi rác, trong khi thuỷ ngân là chất độc, có thể làm tổn thương não và suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ em. Ngoài ra, hàng trăm triệu tấn CO2 từ các thiết bị tủ lạnh, máy lạnh bỏ đi, chiêm khoảng 0,3% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khi. Thông dụng nhất như một chiếc điện thoại iphone cũng sử dụng tới 17 chất hóa học, trong đó có nhiều chất hiếm như neodymium, europium, xeri,... nếu ở liều lượng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người lao động phi chính thức làm việc trong lĩnh vực tái chế chất thải điện tử, bao gồm cả phụ nữ mang thai, trẻ em, thanh, thiếu niên.
(Trương Thị Huyền, Rác thải điện từ – Mối nguy hại trên toàn cầu và một số giải pháp xử lí, dẫn theo congnghiepmoitruong.vn, ngày 11-8-2023)
Xác định mục đích của văn bản trên.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Biện pháp tu từ nào giúp tác giả làm nổi bật nội dung văn bản? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
Để làm nổi bật nội dung văn bản, tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê.
Các phép liệt kê nhằm nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả; tạo ấn tượng và mang lại sức thuyết phục với người đọc.Câu 4:
Đoạn trích trên sử dụng dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Tác dụng của việc sử dụng dữ liệu đó?
Lời giải của GV VietJack
– Đoạn trích sử dụng cả hai nguồn dữ liệu: sơ cấp và thứ cấp.
– Tác dụng: cung cấp thông tin một cách chính xác, khách quan, làm tăng thêm tính khoa học và sức thuyết phục cho đoạn trích.Câu 5:
Từ đoạn trích, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, anh/ chị hãy cho biết: Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại có phải cách tốt nhất để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của rác thải điện tử không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ sau:
ĐÀN BẦU
Lắng tai nghe đàn bầu
Ngân dài trong đêm thâu
Tiếng đàn như suối ngọt
Cứ đưa hồn lên cao.
Tiếng đàn bầu của ta
Lời đằm thắm thiết tha
Cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm như giọng cha
Đàn ngày xưa não ruột
Có người hát xẩm mù
Ôm đàn đi trong mưa...
Mưa hòa cùng nước mắt
Đưa hồn ta lên cao
Đàn bầu làm suối ngọt
Tình yêu quê dâng trào
Thay cho dòng nước mắt.
1956
(Lữ Giang, dẫn theo thivien.net)
Câu 2:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về một giải pháp mà anh/ chị cho là hợp lí để hạn chế rác thải điện tử ở địa phương mình.
Câu 4:
Biện pháp tu từ nào giúp tác giả làm nổi bật nội dung văn bản? Vì sao?
Câu 5:
Đoạn trích trên sử dụng dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Tác dụng của việc sử dụng dữ liệu đó?
Câu 6:
Từ đoạn trích, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, anh/ chị hãy cho biết: Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại có phải cách tốt nhất để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của rác thải điện tử không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!