Câu hỏi:
18/01/2025 49I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Sức mạnh của niềm tin không có gì là ma thuật hay bí ẩn cả. Niềm tin, tức thái độ “tôi tin là tôi có thế”, luôn lan tỏa một sức mạnh, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn và tiếp thêm nghị lực cho ta. Khi bạn tin rằng, “tôi có thể làm được” thì cách thức thực hiện sẽ xuất hiện.
Có không ít bạn trẻ bắt đầu một công việc mới mỗi ngày trên khắp thế giới. Mỗi người đều “mơ ước” một ngày nào đó, mình sẽ vươn đến đỉnh cao của sự nghiệp. Điều đáng tiếc là phần lớn những bạn trẻ này lại chưa tin hẳn vào bản thân mình. Chính nếp nghĩ “tôi không thể” đã hạn chế khả năng sáng tạo và khiến họ không tìm ra được con đường thích hợp để vươn lên. Đây là lề thói suy nghĩ thường thấy ở những người “bình thường”.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít bạn trẻ dám tin rằng họ sẽ thành công. Họ bắt tay vào công việc bằng thái độ tích cực: “Tôi đang vươn đến đỉnh cao đây!”. Và với niềm tin lớn lao ấy, họ đã thành công. Bằng suy nghĩ “không gì là không thể”, những người trẻ này quan sát và học hỏi cách làm việc của thế hệ đi trước. Họ tìm hiểu cách tiếp cận vấn đề, cách ra quyết định cũng như thái độ làm việc của những người thành đạt. Thật vậy, bí quyết “cần phải thực hiện như thế nào” luôn đến với những ai tin rằng mình có thể làm được.
(Ph.D, David J. Schawartz, Dám nghĩ lớn,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr. 9 – 10)
Đối tượng mà người viết muốn hướng tới trong đoạn trích là ai?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Mục đích của người viết là gì?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Chỉ ra những câu văn thể hiện lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã đưa ra nhằm thuyết phục người đọc.
Lời giải của GV VietJack
Những câu văn thể hiện lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đưa ra như:
– Lí lẽ: Sức mạnh của niềm tin không có gì là ma thuật hay bí ẩn cả. Niềm tin, tức thái độ “tôi tin là tôi có thể”, luôn lan tỏa một sức mạnh, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn và tiếp thêm nghị lực cho ta.
– Bằng chứng: Có không ít bạn trẻ bắt đầu một công việc mới mỗi ngày trên khắp thế giới.; Tuy nhiên, vân có một số ít bạn trẻ dám tin rằng họ sẽ thành công.Câu 4:
Phân tích tác dụng của những câu khẳng định được sử dụng ở phần mở đầu đoạn trích.
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Trong đoạn mở đầu có câu: Khi bạn tin rằng, “tôi có thể làm được” thì cách thức thực hiện sẽ xuất hiện. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm ấy của tác giả không? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau:
HƯƠNG ỔI
Tôi sực nhớ đến số báo đầu thu sắp tới – Cha viết một bài chăng – tôi bảo.
Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu. Hoa ngâu năm ngoái.
Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Australia về. Cho một đĩa ổi chín.
– Cây chặt từ lâu rồi mà. – Tôi ngạc nhiên hỏi.
Cây vườn bên ngày xưa, cứ thu về là hương ổi tỏa sang. Hương nhè nhẹ bâng khuâng. Nhưng tuổi thơ tôi chẳng bao giờ được ăn ổi vườn bên. Tiếng con bé Ngân ríu rít trèo hái quả. Tiếng mùa thu ríu rít. Nhưng cha tôi cẩm, không cho sang. Hai nhà không giao thiệp. Chỉ có hương ối là bay sang.
Tôi cũng chẳng mấy khi gặp mẹ Ngân. Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng. Nghe nói ngày trẻ, cha tôi yêu bà. Tình yêu từ tuổi ấu thơ có mùi hương ối. Nhưng mẹ cha không ưng thầy kí nhật trình nghèo, chẳng gả. Cha rủ bà trốn. Bà không dám. Rồi một hôm thấy pháo cưới treo trên nhành ối tung toé, quả chín rơi lụp bụp. Cha bà nhận chàng trai đang là kĩ sư công chính về ở rể.
Bức tường ngăn được xây cao thêm và lên rêu năm tháng từ ấy. Nhưng hương ổi thu về vẫn cứ bay sang.
Mẹ tôi và cha Ngân cùng mất một độ, cách đây mấy năm. Bà mẹ chặt cây ổi quý nhưng đã cỗi. Tiếng dao chặt gỗ chan chát trong một buổi sớm đầu thu. Cha tôi ngồi bên cửa sổ run run lục tìm những trang viết ố vàng, nhưng vẫn còn thoảng mùi hương ổi tình đầu...
Vậy sao hôm nay lại có những trái ổi đào?
– Em ươm giống cũ trồng mới đấy. Năm nay ra trái bói. – Ngân nói.
Tôi cắn trái ổi mùa đầu. Và mời cha một trái. Răng ông đã yếu. Nhưng trái của ông chín mềm...
(Nguyễn Phan Hách, Những trang văn chọn lọc,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr. 196 – 197)
Câu 2:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phát triển ý chính sau: Tuổi trẻ phải có niềm tin đối với bản thân.
Câu 4:
Chỉ ra những câu văn thể hiện lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã đưa ra nhằm thuyết phục người đọc.
Câu 5:
Phân tích tác dụng của những câu khẳng định được sử dụng ở phần mở đầu đoạn trích.
Câu 6:
Trong đoạn mở đầu có câu: Khi bạn tin rằng, “tôi có thể làm được” thì cách thức thực hiện sẽ xuất hiện. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm ấy của tác giả không? Vì sao?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!