Câu hỏi:
21/01/2025 25HOÀNG HÔN MÀU CỎ
(Hoàng Trần Cương)
Khói lửa tạm lắng rồi
Gói chiếc ba lô phồng căng thời trai trẻ tinh sao tôi
Con trở về miền ao ước
Rải tiếng cười lăn xuống gậm giường
Ngực để trần
Áo trận lỏng tay
Một mình đứng khóc thầm cùng cỏ lác
Không còn sợ thần sắc long đong
Không còn lo chùm bom thù đi lạc
Mẹ bảo
Còn hai bàn tay là còn của nả
Còn nhớ về những nấm mộ rừng xa
Thế kỉ này vẫn lắm quỷ nhiều ma
Chỉ có bầu trời làng ta đang trong trẻo lại
Những chiều tà
Dân làng không túm tụm nhau ngoài bãi
Hoảng hốt nhìn những lằn chớp đen chèn ngang lễ cưới
Hoảng hốt nhìn những sân trường sạch bóng trẻ con
Hoảng hốt nhìn vào lòng mình thấy ruột gan nóng rần như lửa đốt người
Bói đâu ra bóng dáng của ngày thường
Bói đâu ra tiếng gà trưa đảo trứng
Tiếng mõ trâu chùng cả dáng chiều
Mẹ ơi!
Con nào dám cầu xin chi nhiều
Sau chuỗi ngày chinh chiến
Sau chuỗi ngày rụng rơi như bồ hóng
Những năm tháng hoả lò không sót lại muội than
Cho con xin vỏn vẹn một ngày
Trải lá chuối lên xó vườn rậm cỏ
Nằm dang tay dang chân
Để nghe gió thì thào to nhỏ
Để dõi theo mây núi trắng ngần
Để nỗi nhớ lần về tận ngõ
Theo chuyến đò ngang
[...]
Mẹ ơi
Xin cho con thêm một lần thả mình trên cỏ
Thiếp đi dưới bóng của làng
Giữa mơ màng thức ngủ
Nghe thì thầm trong đất
Nẻo đường dẫn đến mùa thu
Nẻo đường ngược về lịch sử
Nẻo đường dài ngắn xưa sau
Trời trong vắt
Mắt người xa xứ
Nỗi nhớ thì gần
Cái nhớ thì xa
(Hoàng Trần Cương, Trầm tích, NXB Hội Nhà văn, 1996)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Bài thơ là cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình:
+ Dành cho quê hương khi được trở về sau chiến tranh.
+ Nỗi khao khát trở về sống trong lòng quê hương.
- Tính chất cá thể hóa – dấu ấn riêng của Hoàng Trần Cương:
+ Tạo nên những thi ảnh độc đáo diễn tả sự sắt son, nghĩa tình.
Nẻo đường dẫn đến mùa thu
Nẻo đường ngược về lịch sử
Nẻo đường dài ngắn xưa sau
+ Ngôn ngữ giàu nhạc tính trong thơ của ông vừa xù xì, dữ dội vừa mềm mại:
Ra tiếng cười lăn xuống gậm giường
Ngực để trần
Áo trận lỏng tay
Một mình đứng khóc thầm cùng cỏ lácCâu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
- Được trở về sau chiến tranh: Khói lửa tạm lắng rồi/ Gói chiếc balo phồng căng thời trai trẻ/ Con trở về miền ao ước.
- Dòng/ hình ảnh thơ mà em cho là đặc sắc: HS tự xác định theo đánh giá của cá nhân.
(Gợi ý để tham khảo: Rải tiếng cười lăn xuống gậm giường; Bói đâu ra tiếng gà trưa đảo chứng; Tiếng mõ trâu chùng cả ráng chiều,…)Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
* Gợi hình dung
- Chiến tranh tạm yên; Người lính (không còn trẻ) trở về từ chiến trường với chiếc balo căng phồng; Ngực để trần… với chiếc áo lính cầm tay tâm trạng thoải mái.
- Khói lửa; áo trận là biểu tượng cho chiến tranh, loạn lạc gợi ra cảnh ngộ con người vừa trải qua.
* Cảm xúc của người trở về
- Vui mừng, hồ hởi:
+ Tâm trạng thoải mái hồ hởi ngày trở về quê hương gợi ra từ 2 dòng thơ đầu, từ hình ảnh chiếc ba lô căng phồng.
+ Niềm hạnh phúc vô bờ của người lính được trở về quê hương được bộc lộ trực tiếp ở dòng thơ “Con trở về miền ao ước” à Miền ao ước là quê hương, là khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn người lính.
+ “Rải tiếng cười lăn xuống gậm giường” là sáng tạo độc đáo bởi nghệ thuật ẩn dụ diễn tả niềm vui của người lính được trở về quê hương, về ngôi nhà thân yêu của mình, niềm vui ấy bao trùm cả không gian, lao vào “xó xỉnh, vào từng góc của ngôi nhà.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
- Nghệ thuật đối lập: quá khứ vắng lặng, đau thương trong chiến tranh với cuộc sống thanh bình, niềm tin vào sức hồi sinh của quê hương (HS lựa chọn dẫn chứng).
- Điệp từ: không còn; hoảng hốt; bói đâu.
à Hiệu quả: gợi cảnh tượng hoang tàn, tố cáo sự hủy diệt của chiến tranh nhằm diễn tả khao khát về cuộc sống bình yên, trù phú của làng quê xưa và cuộc sống thanh bình ngày nay.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- Người khao khát:
+ Một ngày được nằm trên lá chuối ở xó vườn với cảm giác thật thoải mái để nghe gió, bay theo mây, thả hồn vào chuyến đò ngang để ngắm nhìn, đắm mình cảnh vật thiên nhiên của quê hương.
+ Ngủ dưới bóng tre làng, lắn nghe tiếng đất để hiểu lịch sử, văn hoá, hiểu nỗi lòng của người xa quê.
- Cách thể hiện đặc biệt:
+ Giãi bày nỗi niềm với mẹ (thốt gọi “Mẹ ơi”! mở đầu hai nỗi khát khao); xin mẹ cho mình thực hiện khát vọng.
+ Dùng nhiều điệp từ, điệp ngữ tạo nên những điệp khúc mở ra những giá trị, những khát khao cháy bỏng của mình về làng quê.
+ Khát vọng của người con đi theo trình tự từ hẹp đến rộng, từ những điều cụ thể đến những giá trị lớn lao: nghe gió mây, ngắm chuyến đò à hiểu văn hóa, lịch sử, con người, để thấu hiểu có cái nhớ mới làm nên nỗi nhớ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
về câu hỏi!