Câu hỏi:
22/01/2025 28NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.
Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?”. Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc:
- Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia:
- A lô! Công an huyện đây!
Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ.
Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần... tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới.
Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
(Theo NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU)
Vì sao ngay từ bé, bạn nhỏ trong bài sớm đã có tình yêu rừng?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Vì bố bạn nhỏ làm nghề gác rừng, tình yêu rừng của bố sớm đã truyền sang bạn nhỏ.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Bạn nhỏ nhận thấy có điều gì bất thường khi theo lối ba vẫn đi tuần rừng?
Lời giải của GV VietJack
B. Phát hiện những dấu chân người lớn trên đất.
Câu 3:
Khi bắt được bọn trộm gỗ, chú công an đã nói điều gì với bạn nhỏ trong câu chuyện?
Lời giải của GV VietJack
A. Cháu quả là người gác rừng dũng cảm.
Câu 4:
Theo em, vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
Lời giải của GV VietJack
D. Vì bạn nhỏ hiểu rằng rừng là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(bảo tồn, bảo toàn, bảo vệ, bảo tàng)
a) “Chủ nhật tới, lớp em đi tham quan ………………………… Dân tộc học Việt Nam.”
b) “Mọi người cần có ý thức ………………………… môi trường xanh sạch đẹp.”
c) “Đến chiều, quân ta lui về căn cứ để ………………………… lực lượng.”
d) “Chiều 5-3-2013, tại Hà Nội diễn ra hội nghị …………………………… Văn hóa vì sự phát triển bền vững do UNESCO tổ chức.”
Câu 2:
Thay kí hiệu * bằng từ ngữ thích hợp để tạo thành điệp từ, điệp ngữ.
a) Buổi sáng, em thức giấc, bước ra vườn. Khu vườn nhỏ tràn ngập nắng. * nhảy nhót trên tán lá xanh. * dệt những sợi tơ mỏng manh trên thảm cỏ. * đọng vàng óng trên những bông cúc đại đóa kiêu sa.
b) Mâm cỗ trông trăng đang lặng lẽ tỏa hương. Hương thơm dịu mát của trái bưởi vàng rám nắng. * ngọt ngào của trái thị vàng ươm. * nồng nàn của những trái ổi ruột đỏ hồng hào,… Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị mùa thu.
Câu 3:
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về hoạt động bảo vệ môi trường mà em đã từng tham gia.
Câu 4:
Bạn nhỏ nhận thấy có điều gì bất thường khi theo lối ba vẫn đi tuần rừng?
Câu 5:
Khi bắt được bọn trộm gỗ, chú công an đã nói điều gì với bạn nhỏ trong câu chuyện?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!