Câu hỏi:
17/02/2025 69Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Hình a. miêu tả quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào. Cơ chế này gồm bốn bước được biểu diễn bởi 4 số được đánh dấu tròn từ 1 đến 4 . Bốn bệnh nhân E, F, G và H mỗi người bị rối loạn tại một bước, tương ứng là bước 1, 2, 3, 4 trong quá trình gồm bốn bước này. Có hai test kiểm tra cho những bệnh nhân này.
- Test 1: Tách tế bào cơ từ mỗi bệnh nhân và tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau được xác định (Hình b).
- Test 2: Mỗi bệnh nhân được tiêm một lượng insulin tương ứng với khối lượng cơ thể và nồng độ glucose máu của họ được đo tại các thời điểm khác nhau sau khi tiêm (Hình c).
a) Đường 1 sự liên kết giữa insulin và thụ thể diễn ra bình thường ở bệnh nhân G.
Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đúng. Sự liên kết giữa insulin và thụ thể diễn ra bình thường ở bệnh nhân G. Vì thế, phần trăm tế bào gắn với insulin tăng khi nồng độ insulin tăng. Tuy nhiên, % tế bào gắn insulin không tăng lên sau đó vì các thụ thể đã bão hòa insulin (đường 1).
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Đường 2 và 3 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân F.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Sự liên kết giữa insulin và thụ thể bị thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì thế, % tế bào liên kết insulin thấp hơn bình thường ở nồng độ insulin tương đương (đường 2). Đồng thời, do insulin không liên kết được với thụ thể của tế bào nên tế bào không nhận được tín hiệu dẫn đến không làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương của bệnh nhân này (đường 3).
Câu 3:
c) Đường 3 ghi kết quả kiểm tra của bệnh nhân E.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Sự tiết insulin thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì vậy, đường biễu diễn nồng độ glucose trong huyết tương sẽ giảm sau khi tiêm insulin. Điều này có nghĩa là đường 3 không phải là kết quả kiểm tra của bệnh nhân E.
Câu 4:
d) Đường 1 và 4 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân H.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Sự liên kết giữa insulin và thụ thể bình thường ở bệnh nhân H (đường 1). Sự vận chuyển đường vào tế bào của bệnh nhân H bị hỏng nên lượng đường trong huyết tương có lẽ giảm không đáng kể sau khi tiêm insulin → đường 4 không phải là kết quả kiểm tra của bệnh nhân H.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các đồ thị từ 1 đến 4 dưới đây phản ánh về sự biến đổi hàm lượng DNA trong nhân của một tế bào trong quá trình phân bào.
Đồ thị nào phản ánh đúng sự biến đổi hàm lượng DNA ở kì trung gian và quá trình nguyên phân?
Câu 2:
a) Đại dương là nguyên nhân chính tạo nên sự khác biệt về vốn gene giữa các quần thể chim.
Câu 3:
a) Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 60% số cá thể mang allele A.
Câu 5:
Hình dưới đây mô tả số lượng NST ở một tế bào soma thuộc đột biến đa bội cùng nguồn. Bộ NST lưỡng bội của loài này là
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025) Đề thi tổng ôn tốt nghiệp THPT Sinh học có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!