Câu hỏi:

17/02/2025 65

Để nghiên cứu ảnh hưởng của chặt phá rừng đến sự thất thoát lượng khoáng trong đất, người ta chọn hai lô trong một khu rừng với điều kiện ban đầu như nhau.

Lô A: Không có chặt phá rừng và không sử dụng thuốc diệt cỏ trong thời gian nghiên cứu.

Lô B: Trải qua ba giai đoạn, giai đoạn I (rừng chưa bị chặt phá), giai đoạn II (rừng bị chặt hoàn toàn và sử dụng thuốc diệt cỏ để ngăn chặn sự phát triển của thảm thực vật nhưng không tiêu diệt hết động vật), giai đoạn III (thuốc diệt cỏ không còn được sử dụng nên thảm thực vật bắt đầu phát triển tự nhiên).

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Giai đoạn

I

II

III

Năm thứ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Sinh khối thực vật (g/m2)

Lô A

780

782

780

779

778

780

782

781

780

779

Lô B

779

781

780

0

0

0

50

120

250

400

Lượng khoáng thất thoát hằng năm (kg/ha)

Lô A

13

9

13

13

14

13

12

13

12

13

Lô B

14

10

13

65

72

76

55

35

20

18

a) Ở lô B, giai đoạn I có sinh khối thực vật lớn nhất và lượng khoáng thất thoát hằng năm là nhỏ nhất.

Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).

Sổ tay Toán-lý-hóa Văn-sử-đia Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Quan sát kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng ta thấy:

- Ở lô A, sinh khối của thực vật và lượng khoáng chất thất thoát hằng năm ổn định quanh mức cân bằng.

- Ở lô B:

+ Giai đoạn I, rừng chưa bị chặt phá, sinh khối thực vật chưa có sự biến động mạnh và lượng khoáng chất thất thoát hằng năm chưa thay đổi nhiều so với lô A.

+ Giai đoạn II, rừng bị chặt hoàn toàn và thuốc diệt cỏ tác động lên sự phát triển của thảm thực vật, không có các sinh vật giữ lại khoáng chất nên lượng khoáng chất thất thoát hằng năm tăng mạnh (giảm khoáng chất trong đất), sinh khối thực vật giảm về mức 0.

- Giai đoạn III, thảm thực vật phát triển tự nhiên do ngừng thuốc diệt cỏ, sinh khối thực vật bắt đầu tăng dần kéo theo sự giữ lại khoáng chất trong đất nhiều hơn, lượng khoáng chất thất thoát hằng năm giảm dần về mức ổn định như ban đầu.

Xét sự đúng – sai của các phát biểu:

a) Đúng. Ở lô B, giai đoạn I có sinh khối thực vật lớn nhất và lượng khoáng thất thoát hằng năm là nhỏ nhất.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

b) Ở lô B, giai đoạn II có lượng khoáng thất thoát hằng năm tăng làm lượng khoáng trong đất giảm dần.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đúng. Ở lô B, giai đoạn II có lượng khoáng thất thoát hằng năm tăng làm lượng khoáng trong đất giảm dần.

Câu 3:

c) Ở lô B, giai đoạn III xảy ra diễn thế nguyên sinh với sinh khối thực vật tăng dần.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Sai. Diễn thế xảy ra phải là diễn thế thứ sinh do đây là diễn thế xảy ra ở nơi đã từng có quần xã sinh vật sinh sống trước đó.

Câu 4:

d) Nghiên cứu này cho thấy chặt phá rừng có thể làm giảm sự thất thoát lượng khoáng trong đất.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Sai. Chặt phá rừng làm tăng sự thất thoát lượng khoáng trong đất do không còn sinh vật giữ khoáng chất chủ yếu là thực vật.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

a) Quần thể này là quần thể giao phấn ngẫu nhiên.

Xem đáp án » 17/02/2025 59

Câu 2:

a) Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.

Xem đáp án » 17/02/2025 58

Câu 3:

a) ĐT 1 là con của bố mà không phải là con của mẹ.

Xem đáp án » 17/02/2025 50

Câu 4:

Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào không chứng minh quá trình thoát hơi nước ở thực vật?       
Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào không chứng minh quá trình thoát hơi nước ở thực vật?   	 (ảnh 1)
Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào không chứng minh quá trình thoát hơi nước ở thực vật?   	 (ảnh 2)

Xem đáp án » 17/02/2025 34

Câu 5:

Môi trường sống của cây tổ phụng là:      

Xem đáp án » 17/02/2025 31

Câu 6:

Loại đột biến được đề cập đến trong đoạn thông tin trên là     

Xem đáp án » 17/02/2025 27

Bình luận


Bình luận