Câu hỏi:

19/02/2025 223

Ở một loài động vật, màu lông được quy định bởi một gen với 4 allele nằm trên nhiễm sắc thể thường. Allele A1 xác định màu lông xám đậm, trội hoàn toàn so với các allele A2, A3 và A4. Allele A2 quy định màu lông xám nhạt, trội hoàn toàn so với A3 và A4. Allele A3 quy định lông trắng nhưng có màu  đen ở tai, đuôi, chân và mõm, trội hoàn toàn so với allele A4 tạo kiểu hình bạch tạng. Sự biểu hiện của allele A3 phụ thuộc vào nhiệt độ, với enzyme do allele này quy định không hoạt động khi nhiệt độ vượt quá 35°C. Do đó, kiểu hình do allele A3 chỉ xuất hiện khi nhiệt độ thấp hơn 35°C. 

a) Kiểu hình lông xám nhạt có nhiều kiểu gen nhất. 

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).

Tổng ôn Toán-lý hóa Văn-sử-đia Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Loài này có 4 kiểu hình chính: 

Lông xám đậm A1- có 4 kiểu gen (A1A1, A1A2, A1A3, A1A4): Allele A1 trội hoàn toàn nên mọi kiểu gen  có allele A1 đều có màu lông xám đậm. 

Lông xám nhạt A2- có 3 kiểu gen (A2A2, A2A3, A2A4): Allele A2 trội hoàn toàn so với A3 và A4. Lông trắng với màu đen ở các bộ phận A3- có 2 kiểu gen (A3A3, A3A4): Allele A3 có tính trội hoàn  toàn so với A4 và quy định màu lông trắng với các bộ phận có màu đen. Tuy nhiên, kiểu hình này chỉ xuất hiện ở nhiệt độ thấp (dưới 35°C).  

Bạch tạng (A4A4): Allele A4 quy định kiểu hình bạch tạng, không có màu lông. 

a) Sai. Kiểu hình lông xám đậm có nhiều kiểu gen nhất. 

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

b) Ở nhiệt độ 370C, phép lai A3A4 x A3A4 cho thế hệ con có kiểu hình lông bạch tạng chiếm 25%.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Sai. Ở nhiệt độ 370C, phép lai A3A4 x A3A4 cho thế hệ con có kiểu hình lông bạch tạng chiếm 100%.

Câu 3:

c) Phép lai A1A2 x A3A4 cho đời con không có kiểu hình bạch tạng dù nuôi ở bất kì điều kiện nào.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

c) Đúng. Phép lai: A1A2 x A3A4 cho đời con 1A1-:1A2- nên không có kiểu hình bạch tạng dù nuôi ở bất kì  điều kiện nào. 

Câu 4:

d) Ở nhiệt độ 350C, kiểu gen A2A3 và A3A4 có kiểu hình khác nhau. 

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đúng. A2A3 sẽ có màu lông xám nhạt. Ở nhiệt độ 350C, kiểu hình do allele A3 không xuất hiện nên kiểu gen A3A4 cho kiểu hình bạch tạng. 

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hình ảnh mô tả tác động của một nhân tố tiến hóa nào?

 Hình ảnh mô tả tác động của một nhân tố tiến hóa nào?   (ảnh 1)

Xem đáp án » 19/02/2025 1,718

Câu 2:

a) Tỷ lệ giới tính của chim non cân bằng hơn so với chim trưởng thành. 

Xem đáp án » 19/02/2025 768

Câu 3:

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Hình mô tả chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái đồng cỏ. 

Hình mô tả chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái đồng cỏ.  (ảnh 1)
Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 19/02/2025 514

Câu 4:

Ở ruồi giấm Drosophila, màu sắc thân do gene nằm trên đầu mút NST X quy định trong đó allele  kiểu dại quy định kiểu hình thân xám, allele đột biến quy định kiểu hình thân vàng. Trong một thí  nghiệm, các con ruồi đực được chiếu xạ tia X, sau chiếu xạ các con ruồi này được đem lai với ruồi cái  thân vàng. Kết quả lai cho thấy hầu hết con đực ở đời lai có màu thân vàng, nhưng trong hàng ngàn con  ruồi ở F1 có hai con ruồi đực đặc biệt có màu thân xám. Khi cho lai hai con ruồi này với ruồi cái thân  vàng, F2 thu được đời con như sau: 

Phép lai 1: Ruồi đực xám (1) x ruồi cái vàng. Kết quả F2 được 100 % cái vàng: 100 % đực xám. Phép lai 2: Ruồi đực xám (2) x ruồi cái vàng. Kết quả F2 được 1/4 cái vàng: 1/4 cái xám: 1/4 đực vàng:  1/4 đực xám. 

Khi nói về sự xuất hiện của con ruồi đực thân xám F1, sắp xếp các giả thuyết sau đây đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? 

1. Có thể con đực P có sự chuyển đoạn NST mang gene quy định thân xám đến NST Y.

2. Con đực P có thể có sự chuyển đoạn NST sang NST thường. 

3. Gene quy định tính trạng màu sắc thân nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính.

4. Gene quy định tính trạng thân xám trội không hoàn toàn so với thân vàng.

Xem đáp án » 19/02/2025 467

Câu 5:

a) Nếu gene 1 nhân đôi 10 lần thì các gene 2 và 3 cũng nhân đôi 10 lần. 

Xem đáp án » 19/02/2025 432

Câu 6:

Sinh vật thuộc nhóm phân loại khác nhau có những đặc điểm cấu tạo và chức năng giống nhau là lệ thuộc yếu tố nào?

Xem đáp án » 19/02/2025 413

Câu 7:

Các loài động vật sinh sản hữu tính thường có tỷ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ở giai đoạn hợp tử. Trong  một số trường hợp, cá thể bố mẹ có thể điều chỉnh tỷ lệ đực cái ở đời con đáp ứng với điều kiện sống nhất định. Ở loài chim A khi trưởng thành, chim đực thường bay đi chỗ khác trong khi chim cái thường ở lại giúp chim mẹ ấp trứng và chăm “em” (chim giúp việc). Trong điều kiện thuận lợi, người ta nhận thấy các chim mẹ có 1 đến 2 chim giúp việc sẽ sinh được nhiều chim con sống đến trưởng thành hơn chim  mẹ không có chim giúp việc. Người ta nghiên cứu hai nhóm chim ở điều kiện: Nguồn thức ăn thấp (nhóm  1) hoặc nguồn thức ăn cao (nhóm 2) rồi chuyển các tổ chim của hai nhóm sang vùng lãnh thổ có nguồn thức ăn cao (sau khi chuyển tổ). Tỷ lệ đực cái ở chim con trước và sau khi chuyển tổ được trình bày ở Bảng bên dưới. 

Em hãy sắp xếp các nhận định sau đây thành các nhận đúng (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn) về các yếu tố điều chỉnh tỷ lệ giới tính của loài chim này?  (ảnh 1)

Nếu cho rằng tỷ lệ đực : cái có thể bị điều chỉnh dựa trên điều kiện sống thực tế. Em hãy sắp xếp các nhận định sau đây thành các nhận đúng (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn) về các yếu tố điều chỉnh tỷ lệ giới tính của loài chim này? 

1. Yếu tố di truyền có thể quyết định khả năng điều chỉnh tỷ lệ đực : cái dựa trên điều kiện sống.

2. Sự điều chỉnh tỷ lệ đực : cái trong quần thể hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

3. Tỷ lệ đực : Cái ở nhóm 2: Sau khi chuyển tổ, tỷ lệ trở về cân bằng hơn và duy trì không đổi.

4. Nếu điều kiện sống liên tục thay đổi, áp lực chọn lọc tự nhiên có thể ưu tiên các cá thể có khả năng điều chỉnh tỷ lệ đực : cái.  

Xem đáp án » 19/02/2025 328