Câu hỏi:

12/03/2025 29

Một kiểu giao phối không ngẫu nhiên hay gặp ở nhiều loài trong đó có loài người, đó là giao phối có lựa chọn. Các cá thể có kiểu hình (đặc điểm cấu trúc, tính cách,...) ging nhau thường giao phối với nhau (giao phối chọn dương tính). Hãy cho biết kiểu giao phối có lựa chọn này có đặc điểm gì khác biệt với giao phối cn huyết, xét về mức độ hậu quả có hại.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phân tích đề:

- Các cá thể có một số đặc điểm giống nhau thích giao phối với nhau.

- Giao phối cận huyết là kiểu giao phối giữa các cá thể có chung nguồn gốc (có chung nhiều gene di truyền từ bố mẹ và tổ tiên).

Lời giải:

- Trong giao phối có chọn lọc, các cá thể chỉ giống nhau về một số ít gene quy định một vài đặc điểm lựa chọn bạn tình. Do vậy, vẫn có nhiều gene khác trong hệ gene của chúng khác nhau nên đời con không hoặc ít chịu ảnh hưởng bởi việc các gene lặn có hại bị đưa về trạng thái đồng hợp và biểu hiện thành kiểu hình có hại.

- Trong giao phối cận huyết, đời con dễ bị suy thoái do nhiều gene lặn có hại được đưa về trạng thái đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình có hại. Do đó, so với trường hợp giao phối có lựa chọn thì giao phối cận huyết gây hại nhiều hơn.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bệnh bạch tạng ở người do một gene lặn nằm trên NST thường quy định. Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10 000. Hãy tính xác suất hai người bình thường không có họ hàng trong quần thể này kết hôn với nhau sinh ra người con bị bạch tạng nếu cho rằng quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

Xem đáp án » 12/03/2025 187

Câu 2:

Quần thể ngẫu phối có đặc điểm nào dưới đây?

A. Quần thể ngẫu phối thường có nhiều cá thể có kiểu gene đồng hợp.

B. Quần thể ngẫu phối thường có sự đa dạng di truyền cao.

C. Quần thể ngẫu phối thường không đa dạng di truyền.

D. Quần th ngẫu phối luôn duy trì được tần số allele và tần số kiểu gene không thay đi.

Xem đáp án » 12/03/2025 157

Câu 3:

Định nghĩa nào về quần thể dưới đây là đúng?

A. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong cùng khu vực.

B. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài có khả năng giao phối với nhau.

C. Quần thể là nhóm các cá thể cùng loài, sống trong cùng khu vực và cùng thời điểm.

D. Quần thể là nhóm các cá thể sống trong cùng khu vực, cùng thời điểm và có khả năng giao phối tạo ra đời con hữu thụ.

Xem đáp án » 12/03/2025 120

Câu 4:

Nhóm máu MN ở người do hai allele đồng trội quy định. Một quần thể có 1 890 người có nhóm máu M, 4 070 người có nhóm máu MN và 1 424 người có nhóm máu N. Số liệu nào dưới đây là tần số allele N trong quần thể?

A. 0,47.

B. 0,53.

C. 0,19.

D. 0,55.

Xem đáp án » 12/03/2025 119

Câu 5:

Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số allele lặn bằng 0,8. Số liệu nào cho dưới đây là tần số cá thể có kiểu gene dị hợp trong quần thể?

A. 0,8.

B. 0,64.

C. 0,32.

D. 0,2.

Xem đáp án » 12/03/2025 79

Câu 6:

Quần thể nào dưới đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? Quần thể nào không cân bằng di truyền? (đánh dấu x vào ô tương ứng trong bảng).

Quần thể

AA

Aa

aa

Cân bằng

Không cân bằng

1

0,33

0,33

0,34

 

 

2

0

1

0

 

 

3

0,09

0,42

0,49

 

 

4

0

0

1

 

 

Xem đáp án » 12/03/2025 72

Câu 7:

Phát biểu nào dưới đây về quần thể tự thụ phấn là đúng? Phát biểu nào sai? (đánh du x vào ô tương ứng trong bảng).

 

Nội dung

Đúng

Sai

A

Quần thể tự thụ phấn gồm nhiều dòng thuần chủng về những kiểu gene khác nhau.

 

 

B

Các cây tự thụ phấn luôn bị giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.

 

 

C

Quần thể tự thụ phấn có sự đa dạng di truyền cao.

 

 

D

Quần thể tự thụ phấn thích nghi tốt trong môi trường ít biến đổi.

 

 

Xem đáp án » 12/03/2025 63