Câu hỏi:
12/03/2025 418Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ chứng minh cho quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái?
1. Đối với một loài cây, cường độ ánh sáng cực thuận thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cây.
2. Mức tác động của nồng độ muối trong nước đến cây dừa nước và cây bèo lục bình là khác nhau.
3. Sự tác động của độ ẩm không khí đến chồi cây và rễ cây có sự khác nhau.
4. Sâu cuốn lá lúa và nồng độ CO2 trong không khí tác động khác nhau đến sự sinh trưởng của cây lúa.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái cho thấy: Mỗi giai đoạn khác nhau trong chu trình sống của sinh vật có các yêu cầu sinh thái khác nhau đối với cùng một nhân tố sinh thái. Ngoài ra, trong cùng khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái, có thể cực thuận đối với hoạt động này nhưng lại có hại cho hoạt động khác. → Trong 4 ví dụ trên, có ví dụ 1 và 3 là chứng minh cho quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái. Còn ví dụ 2 và 4 là chứng minh cho quy luật giới hạn sinh thái.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
Đã bán 1,5k
Đã bán 1,1k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về nhịp sinh học?
A. Nhịp tim của con người giảm khi ngủ.
B. Cây bàng rụng lá theo mùa.
C. Chu kì sinh sản của thỏ.
D. Hệ miễn dịch của người tác động lên virus.
Câu 2:
Cây lúa được bón đủ phân nhưng thiếu nước thì cũng không hấp thụ được phân. Đây là ví dụ về
A. quy luật giới hạn sinh thái.
B. quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
C. quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái.
D. quy luật về sinh trưởng và phát triển theo giai đoạn.
Câu 3:
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
B. Gồm hai mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng.
C. Hiệu quả nhóm làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
D. Mức cạnh tranh của các cá thể tăng khi mật độ quần thể giảm.
Câu 4:
Một quần thể cây bạch đàn gồm 6 000 cây phân bố trong một khu vực rộng 6 ha. Kích thước của quần thể này là
A. 1 000 cây.
B. 6 000 cây.
C. 1 000 cây/ha.
D. 6 cây/m2.
Câu 5:
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể?
A. Những con chim trong rừng thông.
B. Các cây tre trong một bụi tre.
C. Các con cá rô phi đơn tính trong ao.
D. Hai đàn cá mè ở hai ao gần nhau.
Câu 6:
Nhịp sinh học là
A. phản ứng nhịp nhàng của sinh vật phù hợp với sự thay đổi có tính chu kì của môi trường.
B. chu kì sinh trưởng và phát triển của sinh vật qua các giai đoạn khác nhau.
C. sự tác động của môi trường lên sự thay đổi hình thái và hoạt động sinh lí của sinh vật.
D. sự thích nghi của sinh vật phù hợp với sự thay đổi liên tục của các nhân tố vô sinh
Câu 7:
Hiện tượng nào sau đây mô tả mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Cá lóc ăn thịt đồng loại khi mật độ tăng cao.
B. Chó sói đi săn theo đàn.
C. Hải cẩu đực đánh nhau khi vào mùa giao phối.
D. Chim hải âu đánh nhau giành chỗ làm tổ.Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)
512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận