Câu hỏi:

12/03/2025 45

Hiện nay các hệ sinh thái nông nghiệp của Việt Nam chịu tác động mạnh của loài chuột. Tất cả các loại cây trồng như lúa, ngô, đậu, lạc,... trồng trên đồng ruộng đều bị chuột gây hại ở các mức độ khác nhau, thường từ 3,5% đến 22% diện tích gieo trồng (Nguyễn Hữu Đản, 2001). Để hạn chế thiệt hại do chuột gây ra cho cây trồng, người nông dân có thể sử dụng nhiều cách như đánh bẫy, tạo nơi làm tổ trú ẩn cho chuột rồi quây lưới, phá tổ,... Dùng nylon bao xung quanh bờ ruộng (hình trên là một cách làm phổ biến ở đồng bằng châu thổ sông Hồng).

Phân tích một tác động tiêu cực đối với môi trường của biện pháp này.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Một tác động tiêu cực đối với môi trường của biện pháp dùng nylon bao xung quanh bờ ruộng: Gây ô nhiễm môi trường. Phân tích: Việc dùng nylon bao xung quanh bờ ruộng là một trong những biện pháp dễ thực hiện và khá hiệu quả trong phòng trừ chuột. Tuy nhiên, nylon có đặc tính khó phân hủy: Theo nghiên cứu, khi ở môi trường tự nhiên, nylon phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy. Trường hợp chôn lấp, rác thải nylon gây ô nhiễm môi trường đất và nước, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loại thực vật và đây cũng là nguyên nhân của sự xói mòn đất, ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái trong vùng. Khi đốt nylon sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, nguy hiểm hơn là có khả năng gây ung thư. Do đó, nylon sau khi sử dụng gây nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn. Đây thực sự là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, đặt ra nhiều áp lực và thách thức về việc bảo vệ môi trường sống.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã?

A. Trong chuỗi thức ăn, sinh vật càng ở xa sinh vật sản xuất càng có sinh khối lớn.

B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng ổn định.

C. Cu trúc của lưới thức ăn phức tạp dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.

D. Nếu sinh vật tiêu thụ bậc cao bị loại bỏ thì quần xã không tồn tại được.

Xem đáp án » 12/03/2025 205

Câu 2:

Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ

A. cộng sinh.

B. hội sinh.

C. kí sinh.

D. hợp tác.

Xem đáp án » 12/03/2025 193

Câu 3:

Hình vẽ bên mô tả cách kiếm ăn của (1) hạc, (2) vịt, (3) chim mỏ cứng Avocet, (4) chim mò sò, (5) choi choi. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ của các loài trên?

A. Các loài chim trên không trùng ổ sinh thái sinh dưỡng.

B. Các loài chim trên có mối quan hệ hội sinh, khai thác các nguồn sống khác nhau.

C. Hạc sử dụng nguồn thức ăn chính của vịt, do đó hai loài này cạnh tranh trực tiếp với nhau.

D. Hình mô tả mối quan hệ giữa chiều dài chân và môi trường kiếm ăn của từng loài chim.

Xem đáp án » 12/03/2025 174

Câu 4:

Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng lớn nhất hoặc sinh khối cao nhất và có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc quần xã là

A. loài chủ chốt.

B. loài ưu thế.

C. loài đặc trưng.

D. loài ngoại lai.

Xem đáp án » 12/03/2025 163

Câu 5:

Sơ đồ sau đây mô tả mối tương quan giữa số lượng giun tròn (Ascaris lumbricoides) kí sinh trong ruột của một loài động vật và số lượng trứng (triệu quả) của mỗi con giun.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về thông tin được thể hiện trong đồ thị trên?

1. Đồ thị thể hiện hệ quả của mối tương tác hai chiều giữa vật kí sinh và vật chủ.

2. Số lượng cá thể kí sinh càng nhiều thì sức sinh sản của mỗi cá thể sẽ giảm.

3. Khi số lượng giun tăng thì số lượng trứng của mỗi con giun sẽ giảm do mi quan hệ ức chế.

4. Số lượng cá thể giun càng tăng thì tổng số trứng giun của tất cả các cá thể sẽ giảm.

A. 2.

В. 3.

C. 4.

D. 1.

Xem đáp án » 12/03/2025 145

Câu 6:

Chu trình sinh - địa - hóa

A. sự tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau giữa sinh vật và môi trường.

B. sự di chuyển của các nguyên tố hóa học từ môi trường vào hệ sinh thái.

C. sự trao đổi vật chất của một hệ sinh thái trên cạn hoặc dưới nước.

D. sự tuần hoàn của nước, carbon và nitrogen trong môi trường.

Xem đáp án » 12/03/2025 130

Câu 7:

Nguyên nhân nào dẫn đến s phân bố năng lưng ánh sáng mt trời không đồng đều trên bề mặt trái đất? Tại sao nói gần như toàn bộ năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái đến từ năng lượng ánh sáng mặt trời?

Xem đáp án » 12/03/2025 99