Câu hỏi:

13/03/2025 849

Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn 

Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ 

Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị... 

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.


Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu 

Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ

Nắng mong manh đậu bên thật khẽ 

Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!


Heo may thổi xao xác trong đêm 

Không gian lặng im... 

Con chẳng thể chợp mắt 

Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức 

Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!

                                     (Lương Đình Khoa, Mùa thu và mẹ)

* Tác giả: Lương Đình Khoa (1985) là một người yêu thơ và làm thơ từ nhỏ. Anh là nhà văn, nhà thơ, nhà báo trẻ, từng đứng đầu bút nhóm Hương Nhãn (nhóm viết văn thơ tuổi thiếu niên nổi tiếng những năm 2000). Lương Đình Khoa đã cho phát hành tập thơ Khuôn mặt tình yêu, tập truyện ngắn Gió mùa thổi mãi và nhiều tác phẩm in chung khác.

Viết bài văn phân tích bài thơ sau:

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).

Tổng ôn Toán-lý hóa Văn-sử-đia Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Yêu cầu chung: Biết tạo lập bài văn phân tích tác phẩm thơ tự do. Biết cách nêu nhận xét, lựa chọn, phân tích chi tiết hình ảnh, nghệ thuât trong bài thơ làm sáng tỏ nội dung chủ đề tác phẩm.

* Yêu cầu cụ thể: 

a. Đảm bảo cấu trúc: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nếu được vấn đề, thân bài triển khai được vẫn đề và chia thành luận điểm, kết bài khái quát được vấn đề 

b. Xác định đúng vấn đề: Phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ  “Mẹ và mùa thu

c. Triển khai vấn đề: Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp lý lẽ, dẫn chứng, phân tích, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Ý 1: Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lương Đình Khoa, bài thơ Mùa thu và mẹ

- Khái quát nội dung bài thơ gợi sự vất vả lam lũ của người mẹ và ta thấy được sự tần tảo, đức hi sinh, tình yêu thương của mẹ dành cho con.

* HDC

- Nêu tên tác giả, tên bài thơ và nội dung khái quát bài thơ: cho 0,25. 

- Thiếu  hoặc sai nội dung khái quát bài thơ: 0 điểm 

- Chấp nhận cách diễn đạt khác song nội dung tương tự.

Ý 2: 2.Thân bài 

* LĐ 1: Phân tích nội dung, chủ đề của bài thơ: 

a/ Khổ thơ 1: Tác giả nhớ về người mẹ yêu thương với bao nhọc nhằn vất vả của cuộc sống mưu sinh

                          Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn

                            …………………………….

                           Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu?

- Người mẹ được tác giả miêu tả như một người phụ nữ hiền lành, dịu dàng và đầy tình yêu thương con:

+ Người mẹ gom lại những loại quả chín mùa thu rồi lặng lẽ gánh hàng “rong ruổi trên mọi nẻo đường” bán hàng để nuôi con. Nhà thơ sử dựng từ “gom” diễn tả sự cẩn trọng, tỉ mỉ, nâng niu hết nực của mẹ, cùng với biện pháp liệt kê “những trái na, hồng, ổi, thị…” để nhấn mạnh đó là những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm. Từ láy “rong ruổi lặng lẽ” gợi những nẻo đường mẹ đã đi bán hàng trên con đường vắng, với đôi gánh trên vai âm thầm lo toan trong cuộc sống mưu sinh và sự tần tảo chắt chiu, hi sinh thầm lặng của mẹ

+ Hình ảnh ẩn dụ “ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu” là những tháng ngày vất vả của người mẹ, luôn dành dụm, lặng lẽ vun vén cho gia đình, cho các con. Vị “ngọt ngào” mà được tác giả cảm nhận tạo cũng chính là vị ngọt từ những loại quả được chăm sóc từ những giọt mồ hôi, từ bàn tay khéo léo và sự tảo tần, chắt chiu của  mẹ.

b/ Khổ thơ 2: thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của người con với những vất vả, sự hy sinh cao cả của người mẹ. 

                        Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu

                          …………………………………….

                            Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!

- Mẹ là người đã luôn thầm lặng dành dụm cho con tất cả mọi điều tốt đẹp nhất, từng giọt mồ hôi, từng tia nắng mẹ cũng đều gánh vác vì con:

+ Phép ẩn dụ chuyển đỏi cảm giác: Nghe mùa thu vọng về những yêu thương

Hoa quả mùa thu trong vườn là kết quả tình yêu thương của mẹ đã khiến những miền kí ức vốn được cảm nhận bàng tâm tưởng, hồi tưởng nay được cảm nhận bằng cả thính giác và tâm thức tình cảm. Mùa thu dường như lưu dấu kí ức, kỉ niệm và sự ân cần chăm sóc của mẹ.

+ Hình ảnh “giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ”, “nắng mong manh đậu bên thật khẽ” là những hình ảnh ẩn dụ, so sánh đầy sáng tạo, nhấn mạnh sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của người mẹ dành cho con. Nắng chiều mùa thu vốn dịu dàng, mà sao trên trán mẹ vẫn lấm tấm mồ hôi, đôi vai gầy gò vì nặng gánh mà “nghiêng nghiêng”. Câu thơ cuối đã gợi lên trong lòng người đọc một niềm thương cảm sâu sắc, nỗi xót xa dành cho sự vất vả của người mẹ.

c/ Khổ thơ cuối thể hiện nỗi niềm lo lắng xót xa của con cảnh đêm khuya khi mẹ ho thao thức.

 - Mẹ lo toan, vất vả, nhưng chưa bao giờ mẹ than phiền với con. Nỗi lòng mẹ chỉ cất giấu trong những đêm dài thao thức, tiếng ho xen lẫn tiếng nấc nghẹn ngào: 

“Heo may thổi xao xác trong đêm 

…………………………….  

            Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!” 

+ Những hình ảnh “heo may”, “không gian lặng im” gợi tả sự hiu quạnh, cô đơn và nỗi lo lắng của con khi thấy người mẹ ho thao thức suốt đêm. Hình ảnh “mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức”, một lần nữa khẳng định sự hy sinh thầm lặng của người mẹ và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con. 

+ Ở câu thơ cuối dùng “sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng” là sự xúc động, nghẹn ngào của con khi đã thấu hiểu được những vất vả mà người mẹ phải trải qua."Sương vô tình", là giọt nước mắt của con xót thương mẹ. Sương gió của cuộc đời của thời gian đã khiến mẹ giã cỗi, hao gầy và một mai mẹ không còn nữa …Ý thơ hàm chứa sự đau xót và thương mẹ vô hạn của người con. Chính điều ấy khiến con “chẳng thể chợp mắt”, đó là tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Chỉ với vài dòng thơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh đầy xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng. Qua đó, ta cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con, không chỉ vậy ta còn thấy được tình cảm của người con dành cho người mẹ.

** LĐ 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật

- Thể thơ tự do với âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng, ít gieo vần nhưng vẫn mượt mà, dung dị đi vào lòng người góp phần diễn tả chân thực mà xúc động về tình mẹ

- Hình ảnh thơ gần gũi mộc mạc nhưng có sức khái quát và mang tính biểu tượng cao: nẻo đường lặng lẽ, ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu, mùa thu vọng về thương yêu, sương vô tình…

- Sử dụng kết hợp biện pháp tu từ liệt kê, nhân hoá, ẩn dụ, các từ láy….làm tăng giá trị gợi hình, biểu cảm cho bài thơ

Ý 3: * Đánh giá: Khái quát nghệ thuật, nội dung của bài thơ. Liên hệ mở rộng.

Ý 4. Kết bài: Khái quát đánh giá lại nghệ thuật, nội dung bài thơ

c/ Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ, sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Xem đáp án » 13/03/2025 545

Câu 2:

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, cùng với trải nghiệm của mình, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về vấn đế cần giải quyết: làm thế nào để mọi người  sống có ý nghĩa.

Xem đáp án » 13/03/2025 288

Câu 3:

Theo tác giả, muốn cánh cửa tương lai sẽ mở ra cho chúng ta bước vào, bản thân mỗi người phải sống như thế nào?

Xem đáp án » 13/03/2025 0

Câu 4:

Việc tác giả lấy ví dụ thực vật sống ở sa mạc Sahara, có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đoạn trích?

Xem đáp án » 13/03/2025 0

Câu 5:

Em  hiểu như thế nào về ý kiến“Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai”?

Xem đáp án » 13/03/2025 0

Câu 6:

 Em  rút ra được những thông điệp ý nghĩa gì từ đoạn trích trên?

Xem đáp án » 13/03/2025 0