Câu hỏi:
19/03/2025 229(1) Con người có tổng cộng 5 giác quan cơ bản, tuy vậy rất nhiều lần chúng ta nghe thấy cụm từ giác quan thứ 6 hay linh cảm, linh tính. Vậy giác quan thứ 6 thực sự là gì? Đây là khái niệm chỉ khả năng tiếp nhận thông tin của con người qua một kênh siêu nhiên, vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình thường kia. Cho đến nay, khả năng siêu phàm này vẫn còn là một điều kỳ bí đối với nhân loại.
(2) Trong lịch sử, đã có nhiều minh chứng cho giác quan thứ 6. Nhà bác học Nga, Mendeleev (1834 - 1907), người phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nhìn thấy rõ toàn bộ bảng tuần hoàn hiện ra trước mắt trong giấc mơ. Điều này có thể giải thích được bởi lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm về vấn đề này và đến khi “chín muồi”, kết quả hiện ra trong giấc mơ, ông chỉ việc ngồi bật dậy ghi chép lại.
(3) Năm 1920, lần đầu tiên khái niệm "giác quan thứ 6" đã được nhà khoa học Rudolf Tischner, người Đức xây dựng và phát triển. Ông định nghĩa khái niệm này bằng cụm từ Extra Sensory Perception (ESP), ám chỉ năng lực tiếp nhận thông tin thông qua một loại giác quan nằm ngoài 5 giác quan cơ bản. Năng lực ESP được ông tổng kết trong 5 khả năng phổ biến là khả năng thần giao cách cảm, xuyên thấu, dự đoán tương lai, tác động sự vật bằng ý chí và nhìn lại quá khứ.
(4) Tiến sĩ Gary Klein, tác giả cuốn sách "Trực giác hoạt động" cho rằng, cái mà người ta thường gọi là khả năng nhìn thấy cái vô hình chính là những năng lực tiềm tàng của trực giác con người. Đặc biệt, đối với những người mà nghề nghiệp buộc họ phải đưa ra những quyết định sinh tử và tức thì như lính cứu hỏa, y tá cấp cứu hay lính trận là những người thường thấy xuất hiện giác quan thứ 6. Họ thường thực hiện các hành động theo một linh tính nào đó trong những tình huống khẩn cấp khi họ không thể chọn lựa hay đưa ra một quyết định có ý thức.
(Mai Vinh, 10 vạn câu hỏi vì sao - Cơ thể người, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2015)
Mục đích chính của bài đọc trên là gì?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là B
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung toàn bài đọc.
Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
- Nội dung chính trong bài đọc trên là Lý giải vị trí, đặc điểm và tác dụng của giác quan thứ sáu
Trong đoạn [4], tác giả đã dẫn ý kiến của nhà khoa học Gary Klein lý giải giác quan thứ sáu là những năng lực tiềm tàng thuộc về trực giác (vị trí) và trong bài đọc đã đề cập đến những đặc điểm, tác dụng của giác quan thứ sáu (Năng lực ESP được ông tổng kết trong 5 khả năng phổ biến là khả năng thần giao cách cảm, xuyên thấu, dự đoán tương lai, tác động sự vật bằng ý chí và nhìn lại quá khứ).
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án A sai vì bài đọc không trình bày các giác quan của con người (thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác).
+ Đáp án C sai vì đáp án này nằm trong đáp án B.
+ Đáp án D sai vì bài đọc không khẳng định giác quan thứ sáu được khoa học chính thống công nhận mà bài đọc có đề cập “khả năng siêu phàm này vẫn còn là một điều kỳ bí đối với nhân loại”.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Giác quan thứ sáu được hiểu là gì?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là B
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung chính của đoạn [1], đoạn [4] để chọn đáp án đúng nhất.
Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
- Đoạn [1] văn bản có đề cập: Đây là khái niệm chỉ khả năng tiếp nhận thông tin của con người qua một kênh siêu nhiên.
- Đoạn [4] văn bản có đề cập: cái mà người ta thường gọi là khả năng nhìn thấy cái vô hình chính là những năng lực tiềm tàng của trực giác con người.
=> giác quan thứ sáu là khả năng tiếp nhận thông tin của con người một cách siêu nhiên thông qua trực giác.
Câu 3:
Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn (2) là gì?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung bài đọc
Phong cách ngôn ngữ
Lời giải
- Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn [2] là chứng minh. Tác giả đã lấy dẫn chứng tiêu biểu về nhà bác học Nga Mendeleev để chứng minh cho giác quan thứ sáu thực sự tồn tại với con người.
- Phân tích, suy luận:
+ Đáp án A sai vì đoạn trích trên không đi giải thích vấn đề nào cả.
+ Đáp án B, D sai vì phân tích và bình luận không xuất hiện trong đoạn trích trên.
Câu 4:
Các năng lực của giác quan thứ sáu do nhà khoa học Rudolf Tischner tổng kết KHÔNG có năng lực nào dưới đây?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn [3]
Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
- Năng lực ESP được Rudolf Tischner tổng kết trong 5 khả năng phổ biến là:
+ khả năng thần giao cách cảm (cảm nhận tâm trạng hoặc thông tin từ người khác).
+ xuyên thấu (hiểu sâu về người khác hoặc tình huống)
+ dự đoán tương lai
+ tác động sự vật bằng ý chí (điều khiển hoặc thay đổi tình huống bằng ý thức)
+ nhìn lại quá khứ
=> Thay đổi các sự việc trong quá khứ không phải là năng lực do Rudolf Tischner tổng kết và đưa ra.
Câu 5:
Thông tin nào KHÔNG được suy ra từ đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là A
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung của bài đọc
Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
Phân tích, suy luận:
- Đáp án A không được suy ra từ đoạn trích trên vì đoạn [1] có trình bày “Cho đến nay, khả năng siêu phàm này vẫn còn là một điều kỳ bí đối với nhân loại.” -> Điều này khẳng định “giác quan thứ sáu” vẫn còn là bí ẩn, chưa có lời giải đáp và chưa thể xem là một phần của khoa học chính thống
- Đáp án B được suy ra từ đoạn trích vì đoạn [1] có trình bày “Cho đến nay, khả năng siêu phàm này vẫn còn là một điều kỳ bí đối với nhân loại.”
- Đáp án C được suy ra từ đoạn trích vì đoạn [3] có trình bày “Năng lực ESP được ông tổng kết trong 5 khả năng phổ biến là khả năng thần giao cách cảm, xuyên thấu, dự đoán tương lai, tác động sự vật bằng ý chí và nhìn lại quá khứ.” (nhìn lại quá khứ = thấy lại sự kiện trong quá khứ)
- Đáp án D được suy ra từ đoạn trích vì đoạn [4] có trình bày “Đặc biệt, đối với những người mà nghề nghiệp buộc họ phải đưa ra những quyết định sinh tử và tức thì như lính cứu hỏa, y tá cấp cứu hay lính trận là những người thường thấy xuất hiện giác quan thứ 6.”
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giả sử tỉ lệ người dân tỉnh . nghiện thuốc lá là
; tỉ lệ người bị bệnh phổi trong số người nghiện thuốc lá là
, tỉ lệ người bị bệnh phổi trong đó số người không nghiện thuốc lá là
. Chọn ngẫu nhiên một người dân của tỉnh X. Tính xác suất người đó nghiện thuốc lá, biết người đó bị bệnh phổi.
Câu 2:
Một hộp đựng 3 viên bi xanh và 2 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra một viên bi, ta được viên bi màu xanh. Tiếp tục lấy ngẫu nhiên ra một viên bi nữa. Tính xác suất để lấy được viên bi đỏ ở lần thứ hai. (nhập đáp án vào ô trống).
Đáp án: _______
Câu 3:
Một hộp chứa 100 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 100. Lấy ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ hộp. Xác suất để số ghi trên tấm thẻ được lấy ra vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3 là:
Câu 4:
Một mẫu chất chứa là chất phóng xạ với chu kì bán rã 5,27 năm, được sử dụng trong điều trị ung thư. Gọi ΔN0 là số hạt của mẫu phân rã trong 1 phút khi nó mới được sản xuất. Mẫu được coi là hết "hạn sử dụng" khi số hạt của mẫu phân rã trong 1 phút nhỏ hơn 0,7ΔN0. Nếu mẫu được sản xuất vào tuần đầu tiên của tháng 5 năm 2020 thì hạn sử dụng của nó đến
Câu 5:
Giá trị pH mà tại đó amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực (có tổng điện tích bằng 0) được gọi là pHI. Tại giá trị pH < pHI, amino acid
Câu 6:
Xếp ngẫu nhiên 5 bạn nam và 4 bạn nữ thành một hàng ngang. Có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho trong hàng ngang ấy có đúng 2 bạn nữ đứng cạnh nhau?
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận