Câu hỏi:
19/03/2025 272Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin
Con không chết, con chỉ không lớn nữa
Và con sống suốt đời mười tám tuổi
Như buổi chiều chào mẹ con đi
Con đã vào đến bếp nhà ta
Ngồi bên mẹ xoè tay hơ trước lửa
Niêu tép mẹ kho suốt đời không thể nguội
Cơm đang cười mẹ có thấy con không
Đũa vẫn so thừa cả những bữa cơm đông
Cánh cửa cũ chần chừ đêm gió lạ
Mẹ ơi mẹ, mẹ đừng ngồi khuya quá
Mẹ đừng ngồi vấn tóc mãi trong đêm
Những quả khế vàng rụng kín cả mùa thu
Mẹ thêu áo buổi chiều ra quét ngõ
Chim khách kêu rung từng chân tóc mẹ
Con đã về mẹ có bớt ho đêm
Con đã về trong tiếng sấm tháng Tư
Hoa gạo đỏ con cười trong tiếng gió
Con đã về trong mùa gặt hái
Cơm mới thơm như con đứng cười thầm
Con đã về lửa tí tách trong rơm
Soi mặt mẹ tự hào và thương nhớ
Con đã về khi làng vui đón Tết
Hoa đào xoè những chúm môi thơm
Chiến tranh qua rồi và mãi mãi mẹ ơi
Đồng đội con trở về với thư con viết dở
Ôi lá thư chỉ một câu gọi mẹ
Là lá thư dài nhất ở trên đời…
(Nguyễn Quang Thiều, Thư gửi mẹ, In trong Những người lính của làng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994)
Chủ thể trữ tình của đoạn thơ là ai?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn thơ và nhớ lại kiến thức về chủ thể trữ tình
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Chủ thể trữ tình là đối tượng trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ. Từ đó dễ dàng nhận thấy, chủ thể trữ tình trong bài thơ chính là linh hồn người lính trẻ. Người lính ấy “sống suốt đời mười tám tuổi”, nhưng linh hồn đã trở về để được ở bên mẹ dù chỉ trong tưởng tượng.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hình ảnh “Niêu tép mẹ kho suốt đời không thể nguội” mang ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là B
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn thơ
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Hình ảnh “Niêu tép mẹ kho suốt đời không thể nguội” là một hình ảnh đặc biệt. Niêu tép gợi lên hình ảnh bữa cơm gia đình ấm áp, và hơi ấm nóng của niêu tép tượng trưng cho tình cảm gia đình, tình yêu thương của người mẹ dành cho con, tình yêu ấy đi theo con đến suốt cuộc đời, bền chặt và không bao giờ nguội lạnh.
- Phân tích, loại trừ: các đáp án A, C, D thể hiện chưa đầy đủ và chưa đúng với các ý nghĩa được biểu hiện trong câu thơ.
Câu 3:
Điệp ngữ “Con đã về” được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm mục đích gì?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn thơ
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Điệp ngữ “Con đã về” được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ: con đã về vào mùa mưa, con về vào mùa gặt, con về vào mùa Tết, con về khi mẹ đang nhóm lửa,… Có thể thấy, hình ảnh người con hiện diện trong mọi thời gian, trong mọi công việc của người mẹ, chiếm lĩnh tâm trí của người mẹ; khi làm gì, ở đâu mẹ cũng nghĩ rằng con đã về. Chính vì vậy, điệp ngữ “Con đã về” được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm mục đích gợi lên sự xuất hiện dày đặc của hình ảnh người con trong tâm tưởng của mẹ và cũng nhấn mạnh nỗi nhớ của người mẹ dành cho con.
Câu 4:
Ý nào dưới đây KHÔNG THỂ suy ra từ câu thơ “Và con sống suốt đời mười tám tuổi” ?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là B
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn thơ
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Câu thơ “Và con sống suốt đời mười tám tuổi” là ẩn dụ về sự mất mát to lớn khi người con hy sinh ở độ tuổi thanh xuân, khi cuộc đời vẫn còn dang dở. Câu thơ gợi lên sự bất tử của tuổi trẻ và tinh thần người lính, dù không còn tồn tại về thể xác nhưng mãi mãi sống trong trái tim người thân và quê hương. Nó cũng ám chỉ rằng, dù chiến tranh đã qua đi, vết thương và ký ức về những người con đã hy sinh vẫn luôn hiện diện mãi mãi trong lòng người ở lại. Như vậy, các đáp án A, C, D đều được suy ra từ câu thơ. Riêng đáp án B chưa khớp với nội dung câu thơ.
Câu 5:
Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường nào được sử dụng trong dòng thơ “Những quả khế vàng rụng kín cả mùa thu”?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là B
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn thơ
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Dòng thơ trên nổi bật với thủ pháp tạo kết hợp từ trái logic: khế rụng kín + mùa thu. Người ta thường nói khế rụng kín đi kèm với một danh từ hữu hình như sân, vườn, rổ,… nhưng tác giả đã cho kết hợp từ khế rụng đi kèm với một danh từ trừu tượng là “mùa thu” nhằm tạo nên hiệu ứng đặc biệt về ngôn ngữ và cũng đem lại giá trị ẩn dụ sâu sắc.
- Hình ảnh quả khế vàng rụng kín không chỉ gợi tả không gian mùa thu mà còn tượng trưng cho sự đầy ắp nỗi nhớ, sự lắng đọng trong lòng người, đặc biệt là nỗi buồn của người mẹ trước sự hy sinh của con.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giả sử tỉ lệ người dân tỉnh . nghiện thuốc lá là
; tỉ lệ người bị bệnh phổi trong số người nghiện thuốc lá là
, tỉ lệ người bị bệnh phổi trong đó số người không nghiện thuốc lá là
. Chọn ngẫu nhiên một người dân của tỉnh X. Tính xác suất người đó nghiện thuốc lá, biết người đó bị bệnh phổi.
Câu 2:
Một hộp đựng 3 viên bi xanh và 2 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra một viên bi, ta được viên bi màu xanh. Tiếp tục lấy ngẫu nhiên ra một viên bi nữa. Tính xác suất để lấy được viên bi đỏ ở lần thứ hai. (nhập đáp án vào ô trống).
Đáp án: _______
Câu 3:
Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại.
Câu 4:
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi dưới đây.
Bến Cốc vẫn hệt như xưa. Cá mòi phơi trắng trên bờ. Bến đò rất ít những người qua lại. Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn. Tôi bước xuống đò mà lòng bồi hồi khôn tả.
Trên đò, một bà cụ già đang ngồi tư lự. Tôi bước lại gần khẽ hỏi:
- Cụ ơi, chị Thắm lái đò còn ở đây không?
- Thắm ư? - Bà cụ thoáng nỗi ngạc nhiên.
Tôi đứng lặng người khi nhận ra con đò cũ. Kỷ niệm ấu thơ bồng vụt hiện về.
- Ông quen nhà Thắm ư ông? - Bà cụ hỏi tôi, giọng nói nghẹn ngào. - Bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm... Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi!
Tôi oà lên khóc nức nở. Xung quanh sông nước nhoà đi.
(Nguyễn Huy Thiệp, Chảy đi sông ơi, In trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Trẻ, Hà Nội, 2003)
Phương thức miêu tả trong đoạn trích trên có tác dụng chủ yếu là gì?
Câu 6:
Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại.
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận