Câu hỏi:
19/03/2025 143Chị bế con rón rén bước vào chỗ chõng nằm. Thằng bé vẫn sụt sịt. Anh đĩ Chuột giở mình, hơi nghiêng mặt quay ra. Một làn ánh sáng mờ lướt qua làm cho cái mặt hốc hác và màu da đã xanh lại càng xanh thêm. Mái tóc dài quá xoà xuống tai và cổ, hai con mắt ngơ ngác và lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở cái mồm hé ra để cho dễ thở khiến anh có cái vẻ dễ sợ của con ma đói. Thấy vợ con, anh cố gượng nhếch miệng cố gượng một cái cười méo xệch và vừa thở phều phào vừa hỏi bằng một thứ tiếng yếu ớt như từ thế giới bên kia đưa lại:
- Nó làm sao thế?
Chị đĩ Chuột xốc con lên một cái:
- Nó vòi đấy chứ có làm sao? Cơm gạo đỏ không chịu ăn, đòi ăn cơm trắng của thầy cơ.
- Thì lấy cho nó ăn, tôi ăn làm sao hết?
Chị đĩ Chuột lấy liễn cơm chực moi cho con một ít. Nhưng anh bảo:
- Mang cả ra cho nó ăn, tôi không ăn nữa đâu. Còn bao nhiêu vét cho cái Gái với bu em ăn hết đi, để nó thiu ra đấy.
Chị đĩ Chuột cười, bảo chồng:
- Thằng cu nó dở người, chứ mẹ con tôi ăn cơm đỏ đã no rồi, ăn vào đâu được nữa?
Anh biết vợ nói dối, chực nói, nhưng lại thôi, buồn rầu buông một tiếng thở dài. Vợ lo ngại hỏi:
- Bây giờ người thế nào, để tôi kể với ông thầy lang lấy thuốc.
- Tiền đâu mà thuốc thang mãi?
- Tôi vừa bán con chó mực với hai buồng chuối non được bốn hào.
Chồng nhìn vợ, ngẫm nghĩ một chút rồi bảo:
- Đừng lấy thuốc nữa, tôi sắp khoẻ rồi, chỉ ăn cho nó khoẻ lên chắc bệnh phải hết. Bu em đong cho tôi cả bốn hào gạo đỏ, đừng đong gạo trắng ăn nhạt lắm.
(Nam Cao, Nghèo, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1993)
Chủ đề chính của đoạn trích trên là?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là D
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn trích, cụ thể ở nhan đề.
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Để có thể trả lời về chủ đề, cần hiểu chủ đề là là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn họC. Để tìm kiếm chủ đề nên đặt một số câu hỏi như: Văn bản viết về ai? Khi nào? Ở đâu? Cảm xúc của tác giả như thế nào.
- Các đáp án A, B, C đều có ý đúng khi đề cập đến chủ đề của đoạn trích, tuy nhiên vẫn chưa đủ.
- Đáp án đúng và đủ nhất là: hiện thực cuộc sống của những người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám và từ đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nam Cao.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo đoạn trích, câu nói của anh đĩ Chuột “- Đừng lấy thuốc nữa, tôi sắp khoẻ rồi, chỉ ăn cho nó khoẻ lên chắc bệnh phải hết. Bu em đong cho tôi cả bốn hào gạo đỏ, đừng đong gạo trắng ăn nhạt lắm.” có ẩn ý gì?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung câu văn và bối cảnh đoạn trích
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Qua đoạn trích, người vợ đang nói đến vấn đề sức khỏe của chồng, thể hiện sự lo lắng nên người chồng đã thông báo “tôi sắp khoẻ rồi” như cách để làm vợ yên lòng hơn, bớt lo lắng.
- Khi người vợ đang nhắc đến vấn đề mua thuốc, người chồng tự biết gia cảnh nghèo khó, không muốn tiếp tục tốn tiền vào thuốc thang nên đã chuyển hướng câu chuyện sang chuyện đã khỏe bệnh, chỉ cần ăn uống.
=> Hai yếu tố này đều thấy ở đáp án C.
Câu 3:
Câu văn “Mái tóc dài quá xoà xuống tai và cổ, hai con mắt ngơ ngác và lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở cái mồm hé ra để cho dễ thở khiến anh có cái vẻ dễ sợ của con ma đói.” sử dụng biện pháp tu từ nào?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là D
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
Trong câu văn tác giả miêu tả rất chi tiết nhân vật từ tóc đến mắt, đến răng đều cho thấy nhân vật thiếu sức sống, không có năng lượng sống. Vì vậy đã liên tưởng tới hình ảnh “con ma đói”, đây chính là biện pháp tu từ so sánh. Không cần có từ “như” vẫn có thể tạo so sánh.
Câu 4:
Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba.
- Người kể chuyện ẩn mình đi, gọi tên của các nhân vật xuất hiện trong truyện: Chị Đĩ chuột, cái Gái, thằng cu,…
Câu 5:
Giá trị nhân đạo nào dưới đây KHÔNG xuất hiện trong đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là D
Phương pháp giải
Căn cứ vào kiến thức biện pháp tu từ.
Dạng bài đọc hiểu văn bản văn học - Câu hỏi kết hợp
Lời giải
- Căn cứ vào nội dung đoạn trích, ta thấy đoạn trích mang những giá trị nhân đạo dưới đây:
+ Tố cáo tội ác của thực dân: qua cái nghèo, cái khổ, cái cơ cực của nhân vật, đoạn trích đã tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phong kiến đã khiến cho con người thời bấy giờ lâm vào cảnh khổ cực đến cùng quẫn.
+ Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với con người: điều này không trực tiếp thể hiện trong văn bản, nhưng đằng sau câu chuyện của gia đình nhân vật cùng những chi tiết miêu tả gợi hình, gợi cảm là sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao dành cho con người.
+ Ca ngợi những tình cảm đẹp đẽ của con người trong hoàn cảnh khó khăn: các nhân vật trong đoạn trích dù rơi vào khó khăn, cơ cực nhưng lại mang phẩm chất đạo đức đẹp đẽ (một người vợ yêu chồng, chịu đói, chịu khổ để nhường cơm cho chồng ăn, dành dụm để mua thuốc cho chồng uống; một người chồng dù ốm đau sắp chết nhưng vẫn nói dối để vợ yên lòng, vẫn nhường đồ ăn cho vợ con).
- Chỉ ra con đường giải thoát cho các nhân vật là thứ mà đoạn trích trên không có được. Câu chuyện chỉ dừng lại ở cái đói, cái khổ, sự nhường nhịn yêu thương nhau của gia đình chị đĩ Chuột. Họ vẫn mãi mắc kẹt trong cái khốn khổ không lối thoát. Tác phẩm Nghèo (1937) cùng với các sáng tác trước năm 1945 thường là những sáng tác chưa tìm ra được lối thoát cho nhân vật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giả sử tỉ lệ người dân tỉnh . nghiện thuốc lá là
; tỉ lệ người bị bệnh phổi trong số người nghiện thuốc lá là
, tỉ lệ người bị bệnh phổi trong đó số người không nghiện thuốc lá là
. Chọn ngẫu nhiên một người dân của tỉnh X. Tính xác suất người đó nghiện thuốc lá, biết người đó bị bệnh phổi.
Câu 2:
Một hộp đựng 3 viên bi xanh và 2 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra một viên bi, ta được viên bi màu xanh. Tiếp tục lấy ngẫu nhiên ra một viên bi nữa. Tính xác suất để lấy được viên bi đỏ ở lần thứ hai. (nhập đáp án vào ô trống).
Đáp án: _______
Câu 3:
Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại.
Câu 5:
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi dưới đây.
Bến Cốc vẫn hệt như xưa. Cá mòi phơi trắng trên bờ. Bến đò rất ít những người qua lại. Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn. Tôi bước xuống đò mà lòng bồi hồi khôn tả.
Trên đò, một bà cụ già đang ngồi tư lự. Tôi bước lại gần khẽ hỏi:
- Cụ ơi, chị Thắm lái đò còn ở đây không?
- Thắm ư? - Bà cụ thoáng nỗi ngạc nhiên.
Tôi đứng lặng người khi nhận ra con đò cũ. Kỷ niệm ấu thơ bồng vụt hiện về.
- Ông quen nhà Thắm ư ông? - Bà cụ hỏi tôi, giọng nói nghẹn ngào. - Bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm... Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi!
Tôi oà lên khóc nức nở. Xung quanh sông nước nhoà đi.
(Nguyễn Huy Thiệp, Chảy đi sông ơi, In trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Trẻ, Hà Nội, 2003)
Phương thức miêu tả trong đoạn trích trên có tác dụng chủ yếu là gì?
Câu 7:
Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại.
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận