Câu hỏi:

23/03/2025 68

Bệnh khổng lồ (gigantism) là một bệnh lý hiếm gặp, xảy ra khi trẻ nhỏ hay trẻ vị thành niên có nồng độ hormone tăng trưởng (GH – Growth hormone) tăng cao lưu hành trong máu và gây ra sự tăng trưởng chiều cao quá mức và nhiều bất thường khác đi kèm. Tuy hiếm gặp, nhưng đây là một bệnh có thể chữa được.

Bệnh khổng lồ được đặc trưng bởi sự tăng trưởng chiều cao nhanh bất thường và quá mức ở trẻ nhỏ hay trẻ vị thành niên, xảy ra khi nồng độ hormone tăng trưởng tăng cao trong máu. Ở độ tuổi này, các sụn tiếp hợp đầu xương của trẻ vẫn còn mở, nên chiều cao sẽ không ngừng tăng khi các hormone tăng trưởng trong máu vẫn cao kéo dài.

Hormone tăng trưởng (GH) hay còn gọi là hGH (human growth hormone) và somatotropin có tính chất đặc trưng cho loài. Bình thường, vùng hạ đồi sẽ phát tín hiệu kích thích tiết GH đến tuyến yên thông qua hormone GHRH (Growth hormone releasing hormone), hoặc ức chế tuyến yên tiết GH thông qua somatostatin. Hormone tăng trưởng được tiết ra sẽ kích thích sản xuất IGF-1 từ tế bào gan và nồng độ IGF-1 sẽ ức chế tiết GH và GHRH theo cơ chế phản hồi ngược. Bên cạnh đó, một peptide dạ dày là ghrelin cũng kích thích tiết GH và hoạt động cộng hưởng với đỉnh tiết GHRH từ vùng hạ đồi. Các yếu tố sinh lý khác kích thích tiết GH bao gồm tình trạng stress, vận động thể lực và tình trạng hạ đường huyết.

Hormone tăng trưởng giúp tăng trưởng hầu hết các mô trong cơ thể, chủ yếu là mô sụn và mô xương. Trong bệnh khổng lồ, sự tăng quá mức hormone tăng trưởng trong máu; do nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số là do adenoma thùy trước tuyến yên, ngoài ra còn có u tuyến hạ đồi, u tuyến nội tiết lạc chỗ, adenoma tuyến yên lạc chỗ; sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của cơ, xương và các mô liên kết. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng chiều cao bất thường cũng như gây ra các thay đổi của các mô mềm khác. Nếu không điều trị hoặc không kiểm soát, nhiều người với bệnh khổng lồ có thể đạt chiều cao gần 2,5 m.

Bệnh khổng lồ (gigantism) xảy ra khi nồng độ hormone nào trong máu tăng cao?

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là B

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung bài đọc.

Lời giải

Bệnh khổng lồ là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên, do nồng độ hormone tăng trưởng (GH) trong máu tăng cao. Hormone này kích thích sự tăng trưởng của mô sụn và mô xương. Khi hormone tăng trưởng tiết ra quá mức, đặc biệt là khi các sụn tiếp hợp đầu xương còn mở, sẽ dẫn đến sự gia tăng chiều cao và các bất thường khác.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh khổng lồ thường là do đâu?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án đúng là B

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung bài đọc. 

Lời giải

Nguyên nhân chính gây ra bệnh khổng lồ thường là adenoma thùy trước tuyến yên. Adenoma là một khối u lành tính có thể tiết ra hormone tăng trưởng một cách không kiểm soát, dẫn đến nồng độ GH cao trong máu. Mặc dù có thể có các nguyên nhân khác như u tuyến hạ đồi hay adenoma tuyến yên lạc chỗ, nhưng adenoma thùy trước tuyến yên là nguyên nhân phổ biến nhất.

Câu 3:

Khi nồng độ IGF-1 trong máu tăng lên, nó sẽ có tác động gì đến hormone tăng trưởng (GH)?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án đúng là B

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung bài đọc.

Lời giải

IGF-1 (Insulin-like Growth Factor 1) được tiết ra từ tế bào gan dưới sự kích thích của hormone tăng trưởng (GH). Khi nồng độ IGF-1 trong máu tăng lên, nó sẽ ức chế sự tiết GH và hormone GHRH từ vùng hạ đồi theo cơ chế phản hồi ngược. Điều này giúp điều chỉnh mức độ hormone tăng trưởng trong cơ thể, ngăn ngừa sự tiết GH không cần thiết.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Giả sử tỉ lệ người dân tỉnh .  nghiện thuốc lá là ; tỉ lệ người bị bệnh phổi trong số người nghiện thuốc lá là , tỉ lệ người bị bệnh phổi trong đó số người không nghiện thuốc lá là . Chọn ngẫu nhiên một người dân của tỉnh X. Tính xác suất người đó nghiện thuốc lá, biết người đó bị bệnh phổi.

Xem đáp án » 24/03/2025 1,949

Câu 2:

Một hộp đựng 3 viên bi xanh và 2 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra một viên bi, ta được viên bi màu xanh. Tiếp tục lấy ngẫu nhiên ra một viên bi nữa. Tính xác suất để lấy được viên bi đỏ ở lần thứ hai. (nhập đáp án vào ô trống).

Đáp án: _______

Xem đáp án » 24/03/2025 625

Câu 3:

Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại.

Xem đáp án » 17/03/2025 348

Câu 4:

Chủ thể trữ tình của đoạn thơ là ai?

Xem đáp án » 19/03/2025 273

Câu 5:

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi dưới đây.

     Bến Cốc vẫn hệt như xưa. Cá mòi phơi trắng trên bờ. Bến đò rất ít những người qua lại. Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn. Tôi bước xuống đò mà lòng bồi hồi khôn tả.

     Trên đò, một bà cụ già đang ngồi tư lự. Tôi bước lại gần khẽ hỏi:

- Cụ ơi, chị Thắm lái đò còn ở đây không?

- Thắm ư? - Bà cụ thoáng nỗi ngạc nhiên.

     Tôi đứng lặng người khi nhận ra con đò cũ. Kỷ niệm ấu thơ bồng vụt hiện về.

- Ông quen nhà Thắm ư ông? - Bà cụ hỏi tôi, giọng nói nghẹn ngào. - Bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm... Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi!

     Tôi oà lên khóc nức nở. Xung quanh sông nước nhoà đi.

(Nguyễn Huy Thiệp, Chảy đi sông ơi, In trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Trẻ, Hà Nội, 2003)

Phương thức miêu tả trong đoạn trích trên có tác dụng chủ yếu là gì?

Xem đáp án » 19/03/2025 207

Câu 6:

Đoạn trích trên nói về tính chất nào của ẩm thực Việt Nam?

Xem đáp án » 19/03/2025 206

Câu 7:

Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại.

Xem đáp án » 17/03/2025 205