Câu hỏi:
30/03/2025 302Hoá chất 5-bromouracil (5BU) là một tác nhân thường dùng để gây đột biến thay thế AT → GC (chiều thuận) hoặc GC → AT (chiều nghịch). Trong tế bào, 5BU thường tồn tại song song ở dạng keto hoặc dạng enol (hình bên, độ dài mũi tên tỉ lệ thuận với tần số biến đổi giữa 2 dạng). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đột biến điểm có thể tự xảy ra mà không cần sự có mặt của bất kỳ tác nhân kích thích nào (đột biến tự nhiên). Nếu một cặp purine-pyrimidine bị thay thế thành một cặp purine-pyrimidine khác thì được gọi là đột biến đồng hoán, còn nếu một cặp purine-pyrimidine bị thay thế thành một cặp pyrimidine-purine thì được gọi là đột biến dị hoán. Trên thực tế, tần suất đột biến đồng hoán cao hơn nhiều lần so với đột biến dị hoán (tự nhiên).
a) Tần số đột biến thuận (AT→ GC) cao hơn.
Quảng cáo
Trả lời:
Đúng. Vì: Vì dạng enol biến đổi thành dạng keto nhanh hơn chiều ngược lại → phần lớn 5 BU trong tế bào tồn tại ở dạng keto → liên kết với A trên mạch khuôn và gây đột biến AT \( \to \) GC.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Có tất cả 4 trường hợp đột biến điểm thay thế có thể xảy ra dưới tác nhân 5BU.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Vì: Có tất cả 4 cặp nu (AT, TA, GC, CG), mỗi cặp nu có thể đột biến thành 3 cặp còn lại \( \to \) Tổng cộng 4 × 3 = 12 trường hợp.
Câu 3:
c) Có 4 trường hợp là đột biến đồng hoán có thể xảy ra dưới tác nhân 5BU.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Vì: Trong tổng số 12 trường hợp, có 4 trường hợp là đột biến đồng hoán còn 8 trường hợp là đột biến dị hoán.
Câu 4:
d) Hình thành đột biến dị hoán cần sự bắt cặp sai của một pyrinmidine với một purine, hoặc một purine với một pyrinmidine.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Vì: Hình thành đột biến đồng hoán cần sự bắt cặp sai của một pyrinmidine (T, C) với một purine bổ sung khác loại (TA \( \to \) TG, CG \( \to \) CA) trong quá trình nhân đôi DNA, hoặc trường hợp ngược lại. Hình thành đột biến dị hoán cần sự bắt cặp sai của một pyrinmidine với một pyrinmidine, hoặc một purine với một purine. Điều này làm thay đổi đường kính của DNA tại vị trí đột biến → dễ nhận ra và được sửa chữa bởi phức hệ enzyme sửa sai trong tế bào.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
a) Trường hợp A thể hiện tình trạng điển hình của mất nước (khát).
Câu 2:
Khi rào chắn giữa các khu vực đã được dỡ bỏ. Phát biểu nào sau đây có nội dụng đúng?
Câu 4:
Hình bên cho thấy số lượng cá thể của các loài trong một quần xã trên cạn, trong đó chỉ có một loài ưu thế.
Độ phong phú của loài ưu thế trong quần xã là bao nhiêu? (Tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Câu 5:
Nguyên tắc để phát hiện sự bất thường hay bình thường của một cá thể, trong phương pháp nghiên cứu của tế bào là:
Câu 6:
a) Nếu xem cỏ là 1 loài thì ở hệ sinh thái này có 12 chuỗi thức ăn.
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 33)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 53)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 30)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Lily
10:53 - 09/04/2025
Moon vs bên đây giải khác, ko biết sao luôn ☺️