Câu hỏi:
30/03/2025 58Một nhà khoa học đang nghiên cứu về trình tự của một đoạn DNA. Ông tách đoạn DNA kép này thành 2 mạch đơn rồi phân tích thành phần base nitrogenous của từng mạch. Sau khi xác định được mạch làm khuôn cho phiên mã, ông phân lập mạch này rồi bổ sung các protein cần thiết cho quá trình phiên mã xảy ra, riêng hỗn hợp B và hỗn hợp C ông còn bổ 1 số thành phần khác có liên quan đến xử lý mRNA. Tỉ lệ phần trăm các loại base nitrogenous của từng mạch đơn DNA và mRNA từ 3 hỗn hợp trên được thể hiện ở bảng dưới đây:
|
A |
G |
C |
T |
U |
Mạch đơn DNA I |
19.1 |
26.0 |
31.0 |
23.9 |
0 |
Mạch đơn DNA II |
24.2 |
30.8 |
25.7 |
19.3 |
0 |
mRNA từ hỗn hợp A |
19.0 |
25.9 |
30.8 |
0 |
24.3 |
mRNA từ hỗn hợp B |
23.2 |
27.6 |
22.9 |
0 |
26.3 |
mRNA từ hỗn hợp C |
36.0 |
23.0 |
19.1 |
0 |
21.9 |
a) Mạch đơn I và II có khả năng liên kết bổ sung với nhau.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đúng. Vì: Tỉ lệ các base nitrogenous bổ sung giữa mạch đơn I và mạch đơn II gần như bằng nhau (\({A_I} = {T_{II}}\~19\% \), \({T_I} = {A_{II}}\~24\% \), \({G_I} = {C_{II}}\~26\% \), \({C_I} = {G_{II}}\~31\% \)).
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Mạch I của DNA nào đóng vai trò là mạch khuôn cho quá trình phiên mã.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Vì: Vì tỉ lệ các base nitrogenous giữa mạch đơn I và mRNA từ hỗn hợp A gần như giống nhau \( \to \) Mạch đơn I là mạch đối mã \( \to \) Mạch đơn II là mạch khuôn cho quá trình phiên mã.
Câu 3:
c) Hỗn hợp B đã được bổ sung các protein và mRNA thuộc phức hệ spliceosome.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Vì: Vì tỉ lệ các base nitrogenous của mRNA từ hỗn hợp B khác biệt nhiều và không có tính quy luật so với mRNA từ hỗn hợp A \( \to \) Có thể mRNA từ hỗn hợp B đã bị cắt bỏ một số đoạn \( \to \) Nhiều khả năng là sự cắt bỏ các intron.
Câu 4:
d) Có thể phức hệ protein gắn đuôi poly A đã được thêm vào hỗn hợp C.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Vì: Cả 3 loại base nitrogenous U, G, C của mRNA từ hỗn hợp C đều bị giảm so với hỗn hợp A, chỉ có duy nhất base nitrogenous loại A tăng mạnh (từ 19% lên 36%), điều này chứng tỏ các nucleotide loại A đã được gắn thêm vào mRNA sau quá trình phiên mã.
Có thể phức hệ protein gắn đuôi poly A đã được thêm vào hỗn hợp C \( \to \) Phức hệ nhận diện trình tự tín hiệu gắn đuôi poly A có trên mRNA và thực hiện quá trình polymarase hóa chuỗi adenine.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
a) Dạ dày liên tục sản sinh ra hydro chloride mà không chịu ảnh hưởng bởi hormone somatostatin.
Câu 2:
a) Mối quan hệ sinh thái giữa phong lan địa trung hải và ong bắp cày là quan hệ hợp tác.
Câu 3:
a) Từ hai phép lai ta có thể rút ra thứ tự trội đến lặn là: Đỏ → Nâu → Vàng → Trắng.
Câu 5:
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận