Câu hỏi:
31/03/2025 34Một phức hệ protein gồm hai chuỗi polipeptide A và B cần được biểu hiện. Để đảm bảo các protein này cuộn, gập đúng và hình thành phức hệ mong muốn, người ta sử dụng tế bào chủ là tế bào nhân thực. Nhằm mục tiêu đó, các tế bào chủ được biến nạp đồng thời 2 cấu trúc gene nhân tạo. Trong cấu trúc thứ nhất (bên trên), gene mã hoá cho yếu tố phiên mã X được kiểm soát bởi promoter P1. Trong cấu trúc thứ hai, các gene mã hoá cho A và B được phân tách bởi điểm trình tự liên kết ribosome (IRES) và được kiểm soát đặc hiệu bởi promoter P2. Khi có mặt tetracyline (tet), yếu tố X có thể gắn vào trình tự chỉ huy (operator) O và hoạt hoá P2 như hình bên (pA chỉ điểm gắn đuôi poly A).
a) Các gene được biểu hiện theo cơ chế cảm ứng, khi có chất cảm ứng mới được biểu hiện.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đúng. Vì:
Các gene được biểu hiện theo cơ chế cảm ứng, khi có chất cảm ứng mới được biểu hiện.
Các gene được biểu hiện cùng lúc, cùng chịu chung một cơ chế điều hòa.
Đều tạo ra mRNA đa cistron.
Các gene đều chịu sự kiểm soát của một gene điều hòa.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Các gene A và B được điều hoà theo cơ chế âm tính.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Vì: các gene A và B được điều hòa theo cơ chế dương tính.
Câu 3:
c) Sản phẩm của B nhiều hơn A.
Lời giải của GV VietJack
Sai: Sản phẩm của A nhiều hơn B vì: mRNA của A và B cùng nằm trên một mRNA đa cistron, do đó chúng có hàm lượng như nhau, tuổi thọ như nhau.
Sản phẩm của A nhiều hơn của B có thể giải thích là do ái lực của ribosome với mũ 7metyl Guanin cao hơn so với trình tự IRES.
Câu 4:
d) Đột biến làm hỏng vị trí gắn của protein X với vùng O có thể làm cho A, B không được biểu hiện.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Vì: Đột biến làm hỏng vị trí gắn của protein X với vùng 0 → Không hoạt hóa vùng P2 → Các gene A, B không được biểu hiện.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
a) Ở trường hợp (1), nếu A là một loài động vật ăn thịt; thì B sẽ là loài thuộc nhóm con mồi.
Câu 3:
a) Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông đen, thu được F1 có tối đa 4 loại kiểu gene, 3 loại kiểu hình.
Câu 4:
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi Đáp án Câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Quan sát hình bên. Hình bên tóm tắt quá trình hình thành kim văn 3 loài chim trích từ quần thể gốc. Cho các sự kiện sau:
1. Các quần thể có ổ sinh thái khác nhau chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.
2. Quần thể ban đầu mở rộng khu phân bố hình thành nên các quần thể có ổ sinh thái khác nhau.
3. Các quần thể phát sinh các biến dị theo các hướng khác nhau.
4. Các quần thể hình thành đặc điểm thích nghi khác nhau. Xuất hiện cơ chế cách li sinh sản đánh dấu hình thành loài mới.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành loài của 3 loài chim.
Câu 5:
Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 allele của gene quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Biết quần thể cân bằng di truyền.
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh trên là
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận