Câu hỏi:
31/03/2025 42Jaenike và Brekke (2011) đã thực hiện một thí nghiệm sử dụng các quần thể ruồi giấm trong phòng thí nghiệm (Drosophila neotestacea) để kiểm tra xem liệu loài cộng sinh có thể được di truyền qua các thế hệ để gia tăng tần số trong quần thể vật chủ bị kí sinh. Ruồi có một loại vi khuẩn cộng sinh thuộc chi Spiroplasma giúp bảo vệ chúng khỏi giun kí sinh Howardula aoronymphium. Howardula có thể làm ruồi cái vô sinh và làm giảm sự thành công khi giao phối ở ruồi đực.
Jaenike và Brekke tiến hành thí nghiệm thứ nhất với năm quần thể giống nhau trong đó ruồi được tiếp xúc với giun kí sinh ở tất cả các thế hệ và năm quần thể giống nhau khác nhưng không có giun kí sinh. Ban đầu, mỗi quần thể đã có 50% ruồi trưởng thành cộng sinh với Spiroplasma và 50% ruồi không được nhiễm vi khuẩn. Trong thí nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm với năm quần thể (cũng giống nhau) trong đó tất cả ruồi đều nhiễm Spiroplasma và năm quần thể ruồi khác không bị nhiễm bệnh. Tất cả các quần thể trong thí nghiệm thứ hai này được tiếp xúc với giun ký sinh Howardula (nhưng không nhất thiết bị nhiễm) chỉ trong thế hệ đầu tiên. Cả hai thí nghiệm được theo dõi trong bảy thế hệ, kết quả thu được được trình bày ở 2 biểu đồ dưới đây. Biểu đồ A thể hiện tỉ lệ ruồi giấm cộng sinh với Spiroplasma, Biểu đồ B thể hiện tỉ lệ ruồi giấm bị nhiễm giun kí sinh Howardula.
a) Tỉ lệ ruồi cộng sinh với vi khuẩn ở quần thể có giun kí sinh cao hơn so với không xuất hiện giun.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đúng. Vì:
- Nhận xét: Tỉ lệ ruồi cộng sinh với vi khuẩn ở quần thể có giun kí sinh cao hơn so với không xuất hiện giun.
- Giải thích: Môi trường không có Howardula có vai trò đối chứng, cụ thể tỉ lệ này có thay đổi nhưng dao động một cách bất thường (không tăng/giảm liên tục theo thời gian). Ngược lại tỉ lệ Spiroplasma cộng sinh khi có Howardula tăng tương đối nhanh, từ giá trị ban đầu là 50% đến hơn 95% sau 4 thế hệ.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Sự có mặt của vi khuẩn cộng sinh Spiroplasma giúp bảo vệ ruồi giấm khỏi giun Howardula.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Vì:
- Nhận xét: Sự có mặt của vi khuẩn cộng sinh Spiroplasma giúp bảo vệ ruồi giấm khỏi giun Howardula.
- Giải thích: Môi trường không có Spiroplasma đóng vai trò đối chứng, cụ thể quần thể ruồi ở thế hệ 3 đã có 95% cá thể bị nhiễm giun kí sinh và tất cả các quần thể đều tuyệt chủng ở thế hệ thứ 6 (vì nếu không có sự cộng sinh, Howardula sẽ triệt sản đối tượng mà nó lây nhiễm). Ngược lại, tỉ lệ ruồi bị nhiễm giun giảm tương đối đều khi có mặt Spiroplasma và không còn cá thể nào bị nhiễm vào thế hệ 6.
Câu 3:
c) Quần thể ruồi ở thế hệ 3 đã có 95% cá thể bị nhiễm giun kí sinh và tất cả các quần thể đều tuyệt chủng ở thế hệ thứ 6.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Vì: Quần thể ruồi ở thế hệ 3 đã có 95% cá thể bị nhiễm giun kí sinh và tất cả các quần thể đều tuyệt chủng ở thế hệ thứ 6 (vì nếu không có sự cộng sinh, Howardula sẽ triệt sản đối tượng mà nó lây nhiễm).
Câu 4:
d) Dựa vào hai biểu đồ trên có thể kết luận rằng việc nuôi dưỡng Spiroplasma phải tốn lượng lớn chi phí.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Vì:
- Nếu chi phí phải trả cho việc nuôi dưỡng Spiroplasma tương đối lớn thì tỉ lệ ruồi cộng sinh với vi khuẩn phải giảm khi không có giun kí sinh.
- Dựa vào đồ thị ở câu a) ta thấy điều này không xảy ra, chứng tỏ ruồi chỉ phải trả một chi phí nhỏ năng lượng hoặc dinh dưỡng để chứa vi khuẩn cộng sinh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
a) Từ số liệu trên có thể nhận định gene X sẽ biểu hiện ở cơ và mô não.
Câu 3:
a) Huyết áp tâm thu (HATT) tăng cao trong phút đầu tập và sau đó HATT tăng dần theo thời gian tập.
Câu 4:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận