Câu hỏi:
31/03/2025 76I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NHÀ CỔ TRĂM CỘT QUÝ HIẾM Ở LONG AN
Miền đất Long An không chỉ nổi tiếng về những địa điểm du lịch sông nước, nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử lâu đời. Đó là ngôi nhà 100 cột có tuổi đời hơn 100 năm, khắc họa những tinh hoa trong kỹ thuật chạm trổ, hài hòa trong thiết kế, được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia.
(Toàn cảnh Nhà Trăm Cột)
Chủ nhân của ngôi nhà là ông Trần Văn Hoa, lúc ấy là Hương sư làng Long Hựu, Tổng lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đến nay ngôi nhà đã trải qua 6 đời, hiện chủ nhân ngôi nhà này là bà Trần Thị Ngỏ, 70 tuổi, cháu dâu của ông Hoa.
Bà Ngỏ chia sẻ, ngôi nhà có chiều ngang 21m, dài 42m, được ông cố của bà xây dựng từ 1898, hoàn thành 1903. Sau 2 năm xây dựng xong ngôi nhà, ông đã mời 15 nghệ nhân người Huế chạm trổ trong 3 năm. Chính diện của ngôi nhà quay về hướng Tây Bắc. Mái lợp ngói âm dương. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà rường Huế, ba gian hai chái đôi, gồm chái thượng và chái hạ. Sau khi chạm trổ bên dưới xong, các nghệ nhân mắc võng lên cao để chạm khắc trên trần nhà.
“Gian bàn thờ giữa là ông cố của tôi, ông Trần Văn Hoa, người xây dựng ngôi nhà, bên trái là ông nội, bên phải là cha của tôi”- bà Ngỏ cho biết thêm.
Gọi là nhà 100 cột, nhưng số lượng thực tế là 120 cây cột, trong đó có 68 cột tròn, 52 cột vuông. Ngôi nhà sử dụng nhiều loại gỗ như gõ đỏ, cẩm bông, mun, teak […]
Theo các tài liệu nghiên cứu, nhà 100 cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về tổng quan mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam bộ thời Pháp thuộc, nên có nhiều nét thay đổi trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng.
Qua hơn 100 năm tồn tại, phần nội thất bên trong của ngôi nhà vẫn còn chắc chắn, tuy nhiên những hạng mục khác như gạch ngói và những phần chịu nhiều nắng mưa bên ngoài đã có phần xuống cấp. Sau khi tham quan tìm hiểu và lắng nghe những chia sẻ của bà Trần Thị Ngỏ về những nét đặc sắc trong kiến trúc của ngôi nhà, rõ ràng đây là một công trình có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Trung và Nam bộ, cùng nội dung sâu sắc ẩn chứa bên trong những đường nét chạm trổ tinh xảo và độc đáo. Đây sẽ là một địa điểm không thể bỏ lỡ đối với những ai có cơ hội đặt chân đến mảnh đất Cần Đước, Long An.
(Quang Khoa, Theo https://www.sggp.org.vn, xuất bản 06/02/2019)
(0,5 điểm) Xác định thể loại của văn bản trên.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
(0,5 điểm) Văn bản cung cấp thông tin về đối tượng nào?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
(1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong các câu văn sau: “Chính diện của ngôi nhà quay về hướng Tây Bắc. Mái lợp ngói âm dương. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà rường Huế, ba gian hai chái đôi, gồm chái thượng và chái hạ.”
Lời giải của GV VietJack
- Tác dụng:
+ Lời văn cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh.
+ Nhấn mạnh kiến trúc độc đáo của nhà cổ Trăm cột.
Câu 4:
(1,0 điểm) Khi giới thiệu về đối tượng, tác giả đã bộc lộ thái độ gì?
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
(1,0 điểm) Theo anh/chị, cần làm gì để quảng bá những di tích lịch sử - văn hoá của dân tộc?
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
(4,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai bức tranh thu sau:
Chiều thu
Mây sầm lại trên ao đầy khói lướt
Bụi chuối vàng run đón gió bay qua.
Tiếng dế kêu rì rào bên rãnh nước
Nhịp chuông chiều văng vẳng mái chùa xa.
(Trích Chiều thu - Anh Thơ,
truy xuất từ https://voh.com.vn/song-dep/tho-ve-mua-thu-489628.html)
Chiều thu
Trời xanh một màu xanh mênh mông
Chiều thu lúa gặt phẳng phiu đồng
Phương tây ánh nắng vừa chia biệt
Đã thấy trăng chào sáng phía đông.
(Trích Chiều thu – Tế Hanh
(truy từ xuất https://taodan.vn/tho/te-hanh/chieu-thu-te-hanh-3820.html)
* Chú thích:
Anh Thơ (1921-2005), tên khai sinh là Vương Kiều Ân, là một nhà thơ nữ Việt Nam. Thơ thiên về tả cảnh bình dị, quen thuộc của làng quê xứ Bắc, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của Thơ mới.
Tế Hanh (1921-2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Phong cách sáng tác trong trẻo, mộc mạc, nhẹ nhàng đậm chất chân quê, giản dị, bình yên. Thơ ông rất giàu hình ảnh, màu sắc, thể hiện cảm xúc, suy tư về tình yêu thương, sự trân trọng dành cho quê hương.
Câu 2:
II. Viết (6,0 điểm)
(2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200) chữ bàn về tuổi trẻ với việc chia sẻ và cho điCâu 4:
(1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong các câu văn sau: “Chính diện của ngôi nhà quay về hướng Tây Bắc. Mái lợp ngói âm dương. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà rường Huế, ba gian hai chái đôi, gồm chái thượng và chái hạ.”
Câu 5:
(1,0 điểm) Khi giới thiệu về đối tượng, tác giả đã bộc lộ thái độ gì?
Câu 6:
(1,0 điểm) Theo anh/chị, cần làm gì để quảng bá những di tích lịch sử - văn hoá của dân tộc?
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 9
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận