Câu hỏi:
07/04/2025 62Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối?
A. Sự tự phối làm cho quần thể có xu hướng phân chia thành những dòng thuần có kiểu gene khác nhau.
B. Qua nhiều thế hệ tự phối, các gene ở trạng thái dị hợp có xu hướng chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
C. Làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
D. Trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết ở động vật, sự chọn lọc không mang lại hiệu quả.
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần kiểu gene dị hợp, tăng dần kiểu gene đồng hợp (gồm cả đồng hợp trội và đồng hợp lặn) → Quần thể có xu hướng phân thành các dòng thuần chủng về các kiểu gene khác nhau.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Kết luận nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của định luật Hardy - Weinberg?
A. Giải thích được tại sao trong tự nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định trong thời gian dài.
B. Trong quần thể ngẫu phối, từ tỉ lệ kiểu hình suy ra tỉ lệ các kiểu gene và tần số tương đối của các allele.
C. Trong quần thể ngẫu phối, từ tần số tương đối của các allele đã biết có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gene và kiểu hình trong quần thể.
D. Phản ánh trạng thái động của quần thể.
Câu 2:
Từ một quần thể thực ngẫu phối, do yếu tố bất lợi mà quần thể đã tự thụ phấn. Sau ba thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gene của quần thể là 0,6875 AA : 0,025 Aa : 0,2875 aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Xác định tần số allele của quần thể ở thế hệ F3.
b) Xác định thành phần kiểu gene của thế hệ xuất phát (P).
c) Xác định tần số allele của quần thể ở thế hệ (P).
d) Có nhận xét gì về sự thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể tự thụ phấn?
Câu 3:
Mô tả nào dưới đây đúng khi nói về quần thể ngẫu phối?
A. Tần số tương đối của các allele trong một gene nào đó là không đặc trưng cho từng quần thể.
B. Tần số tương đối của các allele trong một gene nào đó trong quần thể thay đổi qua các thế hệ.
C. Tần số tương đối của các allele trong một gene nào đó là đặc trưng cho từng quần thể.
D. Tần số tương đối của các kiểu gene có thể thay đổi qua từng thế hệ ngẫu phối.
Câu 4:
Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gene có hai allele nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gene AA quy định lông đen, kiểu gene Aa quy định lông xám và kiểu gene aa quy định lông trắng. Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gene là 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1. Các nhận định dưới đây về những trường hợp chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alele của quần thể là đúng hay sai?
a) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
b) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
c) Các cá thể lông đen có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
d) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông đen đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Câu 5:
Ở một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, có allele A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng, allele a không có khả năng này nên hạt aa không phát triển khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 55 hạt (gồm 35 hạt có kiểu gene Aa, 20 hạt có kiểu gene aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt (tạo nên thế hệ F1). Lấy 3 hạt (đời F1), xác suất để trong 3 hạt này có 2 hạt nảy mầm được trên đất có kim loại nặng là
A. 3/4.
B. 9/64.
C. 9/16.
D. 27/64.
Câu 6:
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gene là 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 96 % số cá thể mang allele A.
b) Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
c) Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì allele a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
d) Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gene thì có thể sẽ làm tăng tần số allele A.
e) Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số allele A ở F1 là 0,8.
Câu 7:
Một quần thể động vật ngẫu phối, không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Xét một gene có hai allele trên nhiễm sắc thể thường có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 25 %. Khi quần thể ngẫu phối và đạt trạng thái cân bằng di truyền thì số cá thể có kiểu hình trội là 64 %. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát (P).
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận