Câu hỏi:
07/04/2025 11Dùng methyl testosterone tác động vào cá vàng cái sẽ gây biến đổi kiểu hình thành giới đực trong khi cặp nhiễm sắc thể giới tính không thay đổi; ở rùa tai đỏ (Trachemys scripta), nếu trứng được ấp trong điều kiện nhiệt độ từ 26 đến 28 °C sẽ nở thành con đực, từ 31 đến 32 °C sẽ nở thành con cái. Từ những ví dụ này, có thể rút ra kết luận rằng
A. tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể thay đổi vào những giai đoạn nhất định.
B. tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể thay đổi theo thời gian.
C. tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể.
D. tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và ngoài cơ thể.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Dùng methyl testosterone tác động vào cá vàng cái sẽ gây biến đổi kiểu hình thành giới đực trong khi cặp nhiễm sắc thể giới tính không thay đổi → Tỉ lệ giới tính của quần thể cá vàng có thể thay đổi do tác động của hormone tổng hợp.
- Ở rùa tai đỏ (Trachemys scripta), nếu trứng được ấp trong điều kiện nhiệt độ từ 26 đến 28 °C sẽ nở thành con đực, từ 31 đến 32 °C sẽ nở thành con cái → Tỉ lệ giới tính của quần thể rùa tai đỏ có thể thay đổi do tác động của nhiệt độ.
→ Từ những ví dụ này, có thể rút ra kết luận rằng tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
A. Cạnh tranh cùng loài lâu dài sẽ dẫn đến sự diệt vong của quần thể.
B. Cạnh tranh cùng loài là một trong những động lực thúc đẩy cho sự tiến hóa.
C. Cạnh tranh chỉ xảy ra khi điều kiện môi trường sống thuận lợi.
D. Cạnh tranh thường xảy ra ở động vật, ít xảy ra ở thực vật.
Câu 2:
Đồ thị Hình 21.3 mô tả sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể của một loài cá giả định trong điều kiện môi trường tương đối ổn định theo thời gian. Trong đó, A, B, C, D biểu diễn các giai đoạn tăng trưởng của kích thước quần thể; t1, t2 là thời điểm cụ thể trong quá trình tăng trưởng của quần thể. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về đồ thị này?
a) Giai đoạn A thuộc pha tăng chậm, giai đoạn B và C thuộc pha tăng nhanh, giai đoạn D thuộc pha cân bằng.
b) t2 là thời điểm xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, dịch bệnh lây lan nhanh,...
c) t1 là thời điểm sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm, tăng tỉ lệ giao phối cận huyết và có thể làm cho quần thể bị diệt vong.
d) Đồ thị trên mô tả sự tăng trưởng của quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn.
Câu 3:
Quần thể sinh vật là
A. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có khả năng sinh sản.
B. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời điểm nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có khả năng sinh sản.
C. tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong những không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có khả năng sinh sản.
D. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định, cùng chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái, sử dụng cùng nguồn sống và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
Câu 4:
Hình 21.4 mô tả kiểu phân bố cá thể của hai quần thể A và B thuộc hai loài động vật giả định ở hai vùng có diện tích bằng nhau. Cho rằng các khu vực còn lại của hai quần thể nghiên cứu không có sự khác biệt so với mô tả trên hình và các dấu chấm (•) và (o) trong hình minh họa cho các cá thể có giới tính khác nhau. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về hai quần thể này?
a) Các cá thể trong quần thể A có thể sinh sản vô tính theo hình thức trinh sinh, các cá thể trong quần thể B có hình thức sinh sản hữu tính.
b) Khi dịch bệnh phát sinh, tác nhân gây bệnh có khả năng lây lan trong quần thể A nhanh hơn so với quần thể B.
c) Kiểu phân bố của quần thể B giúp tận dụng được tối đa nguồn sống của môi trường, còn kiểu phân bố của quần thể A giúp giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
d) Dựa vào hình có thể xác định được một số đặc trưng của quần thể như kích thước quần thể, mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính, kiểu phân bố và nhóm tuổi.
Câu 5:
Ví dụ nào sau đây thuộc mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
A. Cá mòi tập trung thành đàn rất lớn để tránh được sự săn mồi của cá mập.
B. Chim bồ nông tập trung thành hàng để tăng hiệu quả bắt cá.
C. Thông nhựa, vân sam khi sống gần nhau có hiện tượng liền rễ, nhờ đó, nước và muối khoáng được hấp thụ vào cây này có thể dẫn truyền vào cây khác.
D. Cá pecca châu âu (Perca fluviatilis) ăn thịt các con cá cùng loài có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con của mình để tồn tại.
Câu 6:
Khi nghiên cứu cấu trúc tuổi của một quần thể cá ở biển, người ta thu được các số liệu như bảng sau:
Tỉ lệ giới tính của quần thể này là
A. 1 : 1.
B. 1,2 : 1.
C. 3 : 1.
D. 1 : 2.
Câu 7:
Kiểu phân bố đồng đều thường thấy ở
A. các loài ăn thịt.
B. các loài có tập tính lãnh thổ cao.
C. các loài sống đơn độc.
D. các loài sinh vật kí sinh.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
40 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận