Câu hỏi:

08/04/2025 266 Lưu

Tất cả các nguồn sống vô sinh và hữu sinh trong môi trường được một loài sử dụng được gọi là ổ sinh thái của loài đó. Nhà sinh thái học Joseph Connell đã nghiên cứu hai loài hà sống ở biển là Chthamalus stellatusBalanus balanoides, chúng phân bố trên các tầng cao - thấp khác nhau trên vách đá dọc bờ biển Scottland. Loài hà Chthamalus thường sống ở vùng cao hơn so với vùng sống của Balanus (Hình 1a). Để xác định sự phân bố của loài hà Chthamalus có chịu tác động cạnh tranh khác loài với Balanus hay không, Connell đã loại bỏ Balanus khỏi một số chỗ trên vách đá. Kết quả là loài Chthamalus phát triển lan rộng sang các vùng trước đây mà Balanus đã sống (Hình 1b).

Ổ sinh thái của một loài có bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh khác loài không? Giải thích. (ảnh 1) 

a) Ổ sinh thái của một loài có bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh khác loài không? Giải thích.

b) Một quan sát cho thấy loài hà Balanus không thể tồn tại trên vùng đá cao do môi trường ở đó quá khô khi thủy triều xuống thấp. Ổ sinh thái thực tế của loài hà Balanus so với ổ sinh thái cơ sở của nó như thế nào? Giải thích.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

a) Ổ sinh thái của một loài có bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh khác loài. Cạnh tranh khác loài làm cho ổ sinh thái thực tế của loài hà Chthamalus nhỏ hơn nhiều so với ổ sinh thái cơ sở của nó.

b) Ổ sinh thái thực tế và ổ sinh thái cơ sở của loài Balanus là như nhau. Vì chúng chỉ có thể sinh sống ở vùng thuỷ triều thấp, khi thuỷ triều lên cao, ổ sinh thái của chúng bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh khác loài với loài hà Chthamalus.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải:

- Ta có chuỗi thức ăn như sau:

                               Tảo → Giáp xác → Cá mương → Cá quả

Hiệu suất:                                                     8%              10%

Năng lượng:         12.108                                           1152.103 kcal

- Năng lượng được cá mương tích lũy là: \(\frac{{{{1152.10}^3}}}{{10\% }} = {1152.10^4}kcal.\)

- Năng lượng được giáp xác tích lũy là: \(\frac{{{{1152.10}^4}}}{{8\% }} = {144.10^6}kcal.\)

→ Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 (giáp xác) và bậc dinh dưỡng cấp 1 (tảo) là: \(\frac{{{{144.10}^6}}}{{{{12.10}^8}}} \times 100\% = 12\% .\)

* Có thể tính nhanh như sau:

eff giáp xác = \(\frac{{{{1152.10}^3}:10\% :8\% }}{{{{12.10}^8}}} \times 100\% = 12\% .\)

Lời giải

Lời giải:

- Loài ưu thế là loài có độ phong phú cao và có vai trò quan trọng đối với quần xã. Trên đồ thị, loài B có hai đặc điểm này → loài B là loài ưu thế.

- Loài chủ chốt là loài có độ phong phú thấp nhưng có vai trò quan trọng đối với quần xã. Trên đồ thị, loài A có đặc điểm này → loài A là loài chủ chốt.

- Loài thứ yếu có vai trò quan trọng đối với quần xã nhưng độ phong phú thấp hơn loài ưu thế → C là loài thứ yếu.

- Loài ngẫu nhiên có vai trò không quan trọng và độ phong phú thấp → loài D.