Câu hỏi:
08/04/2025 272Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích luỹ được 1152.103 kcal, tương đương 10 % năng lượng tích luỹ ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích luỹ được một lượng năng lượng tương đương với 8 % năng lượng tích luỹ ở giáp xác. Tảo tích luỹ được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là bao nhiêu?
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
- Ta có chuỗi thức ăn như sau:
Tảo → Giáp xác → Cá mương → Cá quả
Hiệu suất: 8% 10%
Năng lượng: 12.108 1152.103 kcal
- Năng lượng được cá mương tích lũy là: \(\frac{{{{1152.10}^3}}}{{10\% }} = {1152.10^4}kcal.\)
- Năng lượng được giáp xác tích lũy là: \(\frac{{{{1152.10}^4}}}{{8\% }} = {144.10^6}kcal.\)
→ Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 (giáp xác) và bậc dinh dưỡng cấp 1 (tảo) là: \(\frac{{{{144.10}^6}}}{{{{12.10}^8}}} \times 100\% = 12\% .\)
* Có thể tính nhanh như sau:
eff giáp xác = \(\frac{{{{1152.10}^3}:10\% :8\% }}{{{{12.10}^8}}} \times 100\% = 12\% .\)
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tất cả các nguồn sống vô sinh và hữu sinh trong môi trường được một loài sử dụng được gọi là ổ sinh thái của loài đó. Nhà sinh thái học Joseph Connell đã nghiên cứu hai loài hà sống ở biển là Chthamalus stellatus và Balanus balanoides, chúng phân bố trên các tầng cao - thấp khác nhau trên vách đá dọc bờ biển Scottland. Loài hà Chthamalus thường sống ở vùng cao hơn so với vùng sống của Balanus (Hình 1a). Để xác định sự phân bố của loài hà Chthamalus có chịu tác động cạnh tranh khác loài với Balanus hay không, Connell đã loại bỏ Balanus khỏi một số chỗ trên vách đá. Kết quả là loài Chthamalus phát triển lan rộng sang các vùng trước đây mà Balanus đã sống (Hình 1b).
a) Ổ sinh thái của một loài có bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh khác loài không? Giải thích.
b) Một quan sát cho thấy loài hà Balanus không thể tồn tại trên vùng đá cao do môi trường ở đó quá khô khi thủy triều xuống thấp. Ổ sinh thái thực tế của loài hà Balanus so với ổ sinh thái cơ sở của nó như thế nào? Giải thích.
Câu 2:
Đồ thị Hình 2 mô tả độ phong phú và vai trò đối với quần xã của bốn loài khác nhau. Dựa vào đồ thị hãy xác định các nhóm loài ưu thế, loài chủ chốt, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên trong quần xã. Giải thích.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận