Câu hỏi:
08/04/2025 31Trên thực tế, sự phân mảnh nơi ở (chia nhỏ nơi ở thành các vùng nhỏ hơn, biệt lập) ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học của quần xã. Một số loài bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự xuất hiện của vùng biên, trong khi một số loài khác thì môi trường sống vùng biên có lợi cho chúng. Chính vì vậy mà một trong những tiêu chí được sử dụng để thiết kế các khu bảo tồn tự nhiên là hình dạng của mảnh đất sống. Hình 28.9a cho thấy tần suất xuất hiện của ba loài chim đối với hình dạng của một mảnh đất sống, được ước tính dưới dạng tỉ lệ chu vi so với diện tích (nếu tỉ lệ cao tức là có nhiều vùng biên hơn so với diện tích trung tâm, nếu tỉ lệ thấp, tức là có ít vùng biên so với diện tích trung tâm).
a) Sự phân mảnh nơi ở ảnh hưởng như thế nào tới sự đa dạng sinh học của quần xã.
b) Mỗi loài trong ba loài chim có khả năng sẽ phát triển tốt hơn trong thiết kế 1 hoặc thiết kế 2 (Hình 28.9.b). Hãy đưa ra dự đoán và giải thích.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
a)
- Phân mảnh nơi ở là chia nhỏ nơi ở thành các vùng biệt lập → Tài nguyên tự nhiên không đủ → cạnh tranh gay gắt giữa các loài và trong nội bộ loài → giảm đa dạng loài.
- Sự phân mảnh làm giảm khả năng di chuyển giữa các vùng sống, ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm thức ăn, đối tác sinh sản và các khu vực an toàn. Điều này có thể dẫn đến cô lập các cá thể và giảm sự trao đổi gene giữa chúng, làm giảm đa dạng gene của quần xã.
- Khi nơi ở phân thành nhiều vùng nhỏ - tạo nhiều vùng biên có điều kiện môi trường dễ biến động → một số loài ở đó có thể trở thành loài chủ chốt lấn át các loài khác, một số loài không thích nghi bị chết → đa dạng loài giảm.
b)
- Loài A xuất hiện ở khu vực có diện tích vùng biên ít đến trung bình, cho đến khi tỉ lệ giữa chu vi và diện tích rất cao tức diện tích vùng biên rất lớn thì sự xuất hiện loài A giảm đáng kể, và do đó loài A có thể được tìm thấy trong cả hai thiết kế khu bảo tồn.
- Loài B chủ yếu xuất hiện ở khu vực có diện tích vùng biên rất ít, do đó nó có xác suất xuất hiện cao hơn ở những mảnh có tỉ lệ chu vi trên diện tích thấp hơn, và do đó thiết kế 1 sẽ là tốt nhất.
- Loài C hoạt động tốt nhất với tỉ lệ chu vi trên diện tích ở mức trung bình hay diện tích vùng biên ở mức trung bình và do đó sẽ hoạt động tốt hơn với thiết kế 2 (thiết kế có nhiều diện tích vùng biên hơn thiết kế 1).
Đã bán 131
Đã bán 103
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về những biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường?
(1) Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường bằng cách trang bị cho người dân kiến thức cơ bản về môi trường, những tác hại do ô nhiễm môi trường.
(2) Hệ thống pháp luật về môi trường cần giữ ổn định và thống nhất giữa các quốc gia là biện pháp xây dựng hệ thống quản lí môi trường hiệu quả.
(3) Sử dụng phân bón vi sinh thay cho phân bón hóa học là biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
(4) Áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến, đổi mới công nghệ; sử dụng trang thiết bị và các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào khai thác tài nguyên, xử lí môi trường,...
A. 2.
B. 1.
С. 3.
D. 4.
Câu 2:
Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây gây suy giảm đa dạng sinh học?
(1) Sử dụng các loài thiên địch trong sản xuất nông nghiệp.
(2) Biến đổi khí hậu.
(3) Sử dụng phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học.
(4) Sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại.
(5) Tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới.
(6) Tạo sinh vật biến đổi gene.
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 6.
Câu 3:
Để phát triển bền vững cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa ba trụ cột phát triển nào?
A. Kinh tế, xã hội và giáo dục.
B. Kinh tế, môi trường và giáo dục.
C. Kinh tế, xã hội và du lịch.
D. Kinh tế, xã hội và môi trường.
Câu 4:
Những nguyên nhân nào sau đây gây ô nhiễm môi trường?
(1) Hoạt động của núi lửa, phân giải xác sinh vật.
(2) Xây dựng hệ thống quản lí môi trường.
(3) Sử dụng các biện pháp khống chế sinh học.
(4) Sử dụng các loại phân bón hóa học.
A. (1) và (4).
B. (1) và (3).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 5:
Nông nghiệp bền vững là một hệ thống nông nghiệp có sự cân bằng giữa
A. tính ổn định của môi trường, tính phù hợp kinh tế và tính khả thi về giáo dục.
B. tính ổn định của giáo dục, tính phù hợp môi trường và tính khả thi về xã hội.
C. tính ổn định của môi trường, tính phù hợp giáo dục và tính khả thi về kinh tế.
D. tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội và tính khả thi về kinh tế.
Câu 6:
Khi nói về tác động giữa ba trụ cột phát triển bền vững, nội dung nào sau đây không đúng?
A. Môi trường là đối tượng để phát triển kinh tế, môi trường bền vững sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế.
B. Phát triển kinh tế là nguyên nhân suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường.
C. Sự phát triển kinh tế có thể gây ra bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận và sử dụng tài nguyên.
D. Suy thoái môi trường dẫn tới suy giảm sức khoẻ, gia tăng phát triển kinh tế và phân hóa giàu nghèo.
Câu 7:
Khuếch đại sinh học là hiện tượng nồng độ chất độc tăng dần khi chuyển dần qua các bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn. Để xác định xem PCB (polychlorinated biphenyls - một loại hợp chất tổng hợp công nghiệp) có khuếch đại sinh học không, các nhà khoa học đã tìm thấy và phân tích PCB trong một lưới thức ăn ở hồ Great (Hình 28.2). Hãy cho biết trong các nhận định dưới đây có bao nhiêu nhận định không đúng?
(1) Có hiện tượng khuếch đại sinh học hợp chất PCB trong lưới thức ăn của hồ Great.
(2) Nồng độ PCB cao nhất ở trứng chim hải âu, cao gấp 4 960 lần so với động vật phù du của lưới thức ăn.
(3) Khuếch đại sinh học có thể gây suy giảm đa dạng sinh học.
(4) Thực hiện các biện pháp quản lí chất thải hiệu quả như tái chế, xử lí và loại bỏ an toàn chất thải công nghiệp, chất thải y tế và chất thải từ hộ gia đình có thể làm giảm hiện tượng khuếch đại sinh học trong môi trường.
A. 1.
B. 2.
С. 3.
D. 4.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
40 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận