Câu hỏi:
22/04/2025 25Mẻ là một loại gia vị truyền thống tạo nên hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn của ẩm thực Viện Nam. Người ta thường làm mẻ bằng cách lên men bún hoặc cơm nát để nguội. Quá trình lên men diễn ra nhờ vi khuẩn kị khí, biến tinh bột và đường thành lactic acid. Chính acid này đã tạo nên vị chua của mẻ, sữa chua,…Một học sinh tiến hành thử nghiệm làm ba lọ mẻ theo các cách sau:
- Lọ 1: Cho 100 gam cơm nát để nguội vào lọ thủy tinh sạch có sẵn nước cơm (là phần nước được chắt ra khi cơm đã sôi), rồi đậy kín.
- Lọ 2: Cho 100 gam cơm nát để nguội vào lọ thủy tinh sạch có sẵn một ít nước đường glucose, rồi đậy kín.
- Lọ 3: Cho 100 gam cơm nát để nguội vào lọ thủy tinh sạch có sẵn một ít mẻ, rồi đậy kín.
Giả sử các điều kiện thực hiện phản ứng lên men đều giống nhau
a. Trong ba lọ đều xảy ra các phản ứng hóa học sau:
(C6H10O5)n + nH2O (enzyme) → nC6H12O6
C6H12O6 (enzyme) → 2CH3CH(OH)COOH
Quảng cáo
Trả lời:
(a) Đúng, trong cả 3 lọ đều xảy ra các phản ứng lên men tạo mẻ với mức độ khác nhau.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b. Vai trò của nước cơm, nước đường, mẻ có sẵn trong ba lọ đều là xúc tác.
Lời giải của GV VietJack
(b) Sai, nước cơm, nước đường chứa các chất tham gia phản ứng và tạo độ ẩm phù hợp để vi khuẩn sinh sôi, sau đó vi khuẩn mới tiết ra các enzyme để phân giải các chất bột, đường thành lactic acid. Mẻ ban đầu ở lọ 3 có chứa sẵn vi khuẩn và enzyme nên quá trình lên men nhanh hơn.
Câu 3:
c. Thứ tự bắt đâu thu được mẻ lần lượt là lọ 3, lọ 1, lọ 2.
Lời giải của GV VietJack
(c) Sai, thứ tự tạo mẻ là (3) > (2) > (1): Ở (3) có sẵn vi khuẩn và enzyme làm mồi, ở (2) có sẵn đường để rút ngắn công đoạn lên men, ở (1) các vi khuẩn phải làm việc từ điểm xuất phát nên chậm nhất.
Câu 4:
d. Nếu không có sẵn mẻ thì ở lọ 3 có thể thay thế mẻ bằng sữa chua không đường.
Lời giải của GV VietJack
(d) Đúng, sữa chua không đường loại mới sản xuất, chưa bị đông đá có thể thay thế khi không có sẵn mẻ để làm mồi.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
a. Biodiesel có thành phần nguyên tố giống dầu diesel truyền thống.
Câu 3:
Câu 4:
a. Phản ứng (*) thực hiện ở nhiệt độ cao nên là phản ứng thu nhiệt (ΔrH > 0).
Câu 5:
Cho nhiệt độ sôi của các chất trong bảng sau:
Chất |
CH3COOCH3 |
CH3CH2CH2CH3 |
C2H5OH |
C2H5CHO |
Nhiệt độ sôi (°C) |
57,0 |
-0,5 |
78,3 |
49,0 |
Câu 6:
Poly(hexamethylene adipamide) còn gọi là nylon-6,6, là một polymer được điều chế từ phản ứng trùng ngưng của adipic acid với hexamethylenediamine. Tơ nylon-6,6 có tính dai, mềm, ít thấm nước nên được dùng để dệt vải may mặc, vải lót lốp xe, bện dây cáp, dây dù, đan lưới,…Tính khối lượng của một mắt xích nylon-6,6 (theo đơn vị amu)
100 bài tập Kim loại nhóm IA, IIA có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa (Đề số 1)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Liên trường Quỳnh Lưu, Hoàng Mai 2, Đô Lương 3, Thái Hòa, Cờ Đỏ, Tân Kỳ- Nghệ An (Lần 1) có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học KSCL - THPT Khoái Châu- Hưng Yên- Lần 2 có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 21. Sơ lược về phức chất có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng (lần 1) có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học THPT Lần 2 Hà Tĩnh có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận