Câu hỏi:
26/04/2025 9Questions 41-45: Which of the following best restates each of the given sentences?
Julia’s boyfriend said, “My girlfriend is a very energetic and beautiful person, so I love her very much.”
Quảng cáo
Trả lời:
Kiến thức về Câu tường thuật
Dịch: Bạn trai của Julia nói rằng: “Bạn gái tôi là người rất năng động và xinh đẹp nên tôi yêu cô ấy rất nhiều”.
A. Bạn trai của Julia nói rằng bạn gái anh năng động và xinh đẹp đến nỗi mà anh yêu cô ấy rất nhiều.
=> Đáp án đúng. Câu gián tiếp dạng câu trần thuật lùi 1 thì so với câu trực tiếp.
=> Cấu trúc: so + adj/adv + that + S + V: quá...đến nỗi mà
B. Bạn trai của Julia nói rằng anh rất thích những cô gái năng động, xinh đẹp giống bạn gái mình.
=> Chưa sát nghĩa.
C. Bạn trai của Julia nói rằng anh yêu cô rất nhiều vì cô rất năng động và xinh đẹp.
=> Sai vì chưa lùi thì.
D. Bạn trai của Julia nói với cô rằng anh yêu cô vì ngoại hình đẹp và tính cách của cô.
=> Sai vì nếu câu trực tiếp không đề cập cụ thể việc nói với ai thì ta mặc định là nói với “tôi”.
Chọn A.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
I will not go on holiday to relax if I do not have enough time to study.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Câu điều kiện
Dịch: Tôi sẽ không đi nghỉ mát để thư giãn nếu tôi không có đủ thời gian để học.
=> Câu này sử dụng câu điều kiện loại 1 để diễn tả sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai và kết quả của nó.
A. Tôi không có ý định đi nghỉ để thư giãn mặc dù có đủ thời gian cho việc học.
=> Sai về nghĩa.
B. Tôi sẽ không đi nghỉ để thư giãn để tránh trường hợp không có đủ thời gian cho việc học.
=> Sai vì ý của câu đề bài cho là vẫn có thể đi nếu có đủ thời gian cho việc học.
Cấu trúc “for fear (that) … / of sth / of doing sth”: tránh rủi ro điều gì có thể xảy ra
C. Tôi sẽ không đi nghỉ để thư giãn trong trường hợp không có đủ thời gian để học.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc “in case of sth /doing sth”: trong trường hợp…,
D. Không có lúc nào có thể ngăn cản tôi đi nghỉ để thư giãn bất kể việc học.
=> Sai về nghĩa.
Chọn C.
Câu 3:
The South of England is drier than the North.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Câu so sánh
Dịch: Miền Nam nước Anh thì khô hơn miền Bắc.
A. Miền Nam nước Anh thì không khô như miền Bắc. => Sai về nghĩa. Cấu trúc so sánh ngang bằng: S1 + V1 + (not) + so/as + Adj/Adv + as + O/ N/ Pronoun/ S2 + V2.
Cấu trúc so sánh hơn nhất: S + V + (not) + the + Adj/Adv + -est/ most + Adj/Adv + N.
B. Ở miền Bắc thì khô hơn so với miền Nam nước Anh. => Sai về nghĩa. Cấu trúc so sánh hơn: S1 + V1 + (not) + Adj/Adv + -er / more + Adj/Adv + than + O/ N/ Pronoun/ S2 + V2.
C. Miền Bắc thì không khô như ở miền Nam nước Anh. => Đáp án đúng.
D. Ở miền Nam thì ít khô hơn ở miền Bắc nước Anh. => Sai về nghĩa.
Chọn C.
Câu 4:
People believe that the thieves have worked in the store for a long time.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Câu bị động
Dịch: Người ta tin rằng những tên trộm đã làm việc trong cửa hàng từ lâu.
A. Người ta tin rằng những tên trộm đã làm việc trong cửa hàng trong một thời gian dài. => Sai vì động từ “believe” ở câu gốc đang chia thì hiện tại đơn.
B. Những tên trộm được cho là đã làm việc trong cửa hàng trong một thời gian dài. => Đáp án đúng. Cấu trúc câu bị động khách quan:
Chủ động: People/They + V1 + (that) + S + V2 + O.
Bị động: S + be + V1(p2) + to + V2-inf / to have + V2(p2) + O.
C. Những tên trộm được cho là đã làm việc ở cửa hàng từ lâu. => Sai thì ở “work”.
D. Người ta tin rằng những tên trộm đã làm việc trong cửa hàng từ lâu. => Sai thì so với câu gốc.
Chọn B.
Câu 5:
I’m sure Tracy was very embarrassed when she mistook her boyfriend at the party.
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Động từ khuyết thiếu
Dịch: Tôi chắc chắn rằng Tracy đã rất xấu hổ khi nhận nhầm bạn trai mình trong bữa tiệc.
A. Tracy đáng ra đã rất xấu hổ khi nhận nhầm bạn trai mình trong bữa tiệc.
=> Sai về nghĩa. Cấu trúc “would + have Vp2” chỉ một hành động đáng ra sẽ diễn ra trong quá khứ nhưng mà thực tế đã không diễn ra.
B. Tracy chắc hẳn đã rất xấu hổ khi nhận nhầm bạn trai mình trong bữa tiệc.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc “must have + V(p2)” nói đến một sự việc có khả năng cao, gần như chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ.
C. Tracy lẽ ra nên rất xấu hổ khi nhận nhầm bạn trai mình trong bữa tiệc.
=> Sai về nghĩa. Cấu trúc “should have + V(p2)” nói đến một hành động nên được làm trong quá khứ nhưng thực tế người nói đã không làm.
D. Tracy đáng lẽ đã có thể rất xấu hổ khi nhận nhầm bạn trai mình trong bữa tiệc.
=> Sai về nghĩa. Cấu trúc “could have + V(p2)” nói đến một hành động người nói có khả năng làm trong quá khứ nhưng đã không làm.
Chọn B.
Dịch bài đọc:
ĐỘNG VẬT CÓ THỂ NÓI ĐƯỢC KHÔNG?
1. Năm 1977, một sinh viên trẻ tốt nghiệp Harvard tên là Irene Pepperberg đã mang một con vẹt xám châu Phi một tuổi vào phòng thí nghiệm của mình và thử làm một điều gì đó rất khác thường. Vào thời điểm mà các nhà khoa học đồng nghiệp của cô cho rằng động vật chỉ có thể giao tiếp ở mức độ rất cơ bản, Irene bắt đầu khám phá suy nghĩ của một sinh vật bằng cách nói chuyện với nó. Chú chim có tên Alex tỏ ra là một học trò rất giỏi.
2. Các nhà khoa học thời đó tin rằng động vật không có khả năng suy nghĩ. Họ tin rằng động vật chỉ phản ứng với mọi thứ vì chúng được lập trình bởi thiên nhiên để phản ứng theo cách đó chứ không phải vì chúng có khả năng suy nghĩ hay cảm nhận. Bất kỳ chủ sở hữu vật nuôi có lē sē không đồng ý. Pepperberg cũng vậy và bắt đầu làm việc với Alex để chứng minh họ sai.
3. Pepperberg mua Alex ở cửa hàng thú cưng. Cô để trợ lý của cửa hàng chọn chú chim vì cô không muốn các nhà khoa học khác sau này nói rằng cô đã cố tình chọn một con chim đặc biệt thông minh cho công việc của mình. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng nỗ lực giao tiếp với Alex của Pepperberg sē thất bại.
4. Tuy nhiên, thí nghiệm của Pepperberg đã không thất bại. Trên thực tế, trong vài năm tiếp theo, Alex đã học cách bắt chước gần 150 từ tiếng Anh và thậm chí còn có thể suy luận và sử dụng những từ đó ở mức độ cơ bản để giao tiếp. Ví dụ: khi Alex được cho xem một đồ vật và được hỏi về hình dạng, màu sắc hoặc chất liệu của đồ vật đó, nó có thể chỉ ra một cách chính xác. Nó có thể hiểu rằng chiếc chìa khóa vẫn là chiếc chìa khóa bất kể kích thước hay màu sắc như thế nào và có thể hiểu được chiếc chìa khóa này khác với những chiếc chìa khóa khác như thế nào.
5. Pepperberg cẩn thận không phóng đại thành công và khả năng của Alex. Cô ấy không khẳng định rằng Alex thực sự có thể “sử dụng” ngôn ngữ. Thay vào đó, cô ấy nói rằng Alex đã học cách sử dụng mã giao tiếp hai chiều. Alex dường như hiểu được kiểu giao tiếp luân phiên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Câu 5:
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 83 đến 84
Một cơ sở sản xuất có thể cung cấp \(1000\) sản phẩm \(A\) trong \(1\) tháng. Qua khảo sát thì thấy rằng nếu sản phẩm \(A\) bán với giá \(100\) nghìn đồng thì có \(290\) người mua, nếu cứ giảm \(10\) nghìn đồng thì lại có thêm \(50\) người mua. Gọi \(p\) là giá bán sản phẩm \(A\) (nghìn đồng) và \(R\left( p \right)\) là hàm doanh thu trong \(1\) tháng (nghìn đồng).
Số sản phẩm \(A\) bán ra là:Câu 7:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 6)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận