Câu hỏi:
27/04/2025 24Questions 53-60: Read the passage carefully.
In what conservationists are calling a watershed moment, the ambitious Greater Mekong Wildlife Bridge Project has encountered an unexpected stumbling block. Despite an unprecedent-ed $50 million investment, the migrating elephant populations have plummeted by 35% since the project began. These statistics have sent shock waves through the whole conservation community, challenging long-held assumptions about the effectiveness of wildlife corridor.
Wildlife corridors are designed to connect isolated habitats, giving animals safe paths to move between areas. These artificial pathways were meant to ensure species survival in the face of habitat destruction. Yet beneath this seemingly foolproof approach lies a more complex reality. As human communities expand into these areas, the corridors become dangerous zones. Animals following these predictable routes often face life-threatening risks from poachers who have got wind of their movement patterns.
From recent findings by the Southeast Asian Conservation Institute, what emerges is a thought-provoking picture. When faced with human disturbance, elephants changed their migration routes, wandering into unprotected areas. This behavior proved catastrophic – poaching incidents soared by 180% in these zones. The findings have left conservationists shaking their heads over the unintended consequences of their well-meaning interventions.
The economic implications of corridor conservation make an already thorny issue even more complicated. Local communities often view these projects with skepticism as farmers are forced to change traditional practices after authorities implement strict land-use regulations. While compensation schemes exist on paper, they rarely translate into adequate financial support for those affected, fueling much tension.
Conservation biologists have begun advocating for a new approach. Rather than imposing artificial corridors, they propose integrating wildlife paths into existing human infrastructure. This strategy has already borne fruit in countries like Malaysia, where elevated highways incorporate natural underpasses. These structures allow for wildlife movement while maintaining human activity above. It’s a win-win situation.
Nevertheless, critics argue that such solutions merely address the tip of the iceberg: humanity’s non-stop expansion into natural habitats. As urban sprawl continues ceaselessly, even these innovative ideas might not be enough to protect wildlife in the long run. The question remains: can we find a lasting solution that truly supports both people and nature?
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Quảng cáo
Trả lời:
Dịch bài đọc:
Tưởng như là một bước ngoặt quan trọng mà các nhà bảo tồn gọi là ‘dấu mốc lịch sử’, Dự án Cầu vượt Động vật Hoang dã Sông Mekong lại gặp phải một trở ngại ngoài ý muốn. Bất chấp khoản đầu tư chưa từng thấy trị giá lên đến 50 triệu USD, số lượng voi di cư đã giảm mạnh 35% kể từ khi dự án bắt đầu. Những con số này đã khiến cả cộng đồng các nhà bảo tồn choáng váng, đặt ra nghi vấn về những giả định lâu nay đề cao tính hiệu quả của hành lang động vật hoang dã.
Hành lang động vật hoang dã được thiết kế để kết nối các môi trường sống bị cô lập, giúp động vật di chuyển an toàn giữa các khu vực sống của chúng. Những con đường nhân tạo này được kỳ vọng sẽ giúp tăng khả năng sống sót của các loài động vật đang phải đối mặt với môi trường sống tự nhiên bị tàn phá. Tuy nhiên, đằng sau phương pháp tưởng chừng như không có sơ hở này lại là một thực tế phức tạp hơn. Khi các cộng đồng người mở rộng không gian sống vào những khu vực này, các hành lang trở thành những vùng nguy hiểm. Các loài động vật đi theo những tuyến đường có thể dự đoán được này phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng từ những tay săn bắn bất hợp pháp đã ‘đánh hơi’ ra lộ trình di chuyển của chúng.
Những phát hiện mới đây của Viện Bảo tồn Đông Nam Á đã vẽ ra một bức tranh đáng suy ngẫm. Khi đối mặt với sự quấy nhiễu từ con người, voi đã thay đổi tuyến đường di cư và lang thang vào các khu vực không được bảo vệ. Hành vi này là nguồn cơn của thảm họa – các vụ săn bắt trộm ở những khu vực này đã tăng vọt 180%. Những phát hiện này khiến các nhà bảo tồn phải lắc đầu trước những hậu quả không ngờ của hành động can thiệp vốn đầy thiện chí.
Những tác động kinh tế của các dự án hành lang động vật càng làm vấn đề vốn đã nhức nhối trở nên phức tạp hơn. Các cộng đồng địa phương bày tỏ sự hoài nghi bởi nông dân bị buộc phải thay đổi những phương thức canh tác truyền thống sau khi chính quyền áp dụng nhiều quy định nghiêm ngặt về sử dụng đất. Mặc dù các khoản bồi thường có tồn tại trên lý thuyết nhưng những người bị ảnh hưởng hiếm khi được hỗ trợ tài chính đầy đủ, khiến tình hình càng thêm căng thẳng.
Các nhà sinh học bảo tồn đã bắt đầu ủng hộ một cách tiếp cận mới. Thay vì áp đặt các hành lang nhân tạo, họ đề xuất tích hợp lối đi cho động vật vào cơ sở hạ tầng hiện có của con người. Chiến lược này đã mang lại hiệu quả tại các quốc gia như Malaysia, nơi các xa lộ cao tốc có các đường hầm tự nhiên dưới lòng đất. Những công trình này cho phép động vật di chuyển bên dưới trong khi vẫn duy trì các hoạt động của con người ở trên. Một giải pháp có lợi cho cả hai phía.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng những giải pháp này chỉ giải quyết được phần nổi của tảng băng chìm: sự lấn chiếm không ngừng của loài người vào môi trường tự nhiên. Khi quá trình đô thị hóa tiếp tục không có dấu hiệu ngừng lại, những ý tưởng sáng tạo này có lẽ vẫn chưa đủ để bảo vệ động vật hoang dã trong dài hạn. Câu hỏi vẫn còn đó: liệu chúng ta có thể tìm ra giải pháp lâu dài thực sự có lợi cho cả con người và tự nhiên?
Câu 53. Kiến thức về Tìm ý chính của bài
Dịch: Tựa đề phù hợp nhất cho bài văn có thể là _______.
A. Suy nghĩ lại về Hành lang Động vật hoang dã: Thách thức và Giới hạn.
B. Hậu quả vô tình của Hành lang Động vật hoang dã.
C. Tổn thất kinh tế khi Xây dựng Hành lang Động vật hoang dã.
D. Câu chuyện thành công của Cầu Động vật hoang dã Sông Mê Kông.
Phân tích:
*Bài đọc phân tích cả mặt lợi và hại của ‘wildlife corridors’ (các hành lang sinh thái), đặc biệt là thất bại của dự án Cầu Động vật hoang dã Sông Mê Kông. Các điểm chính:
- Thách thức và tác dụng ngược (đoạn 2+3): Thay vì giúp động vật di cư an toàn, hành lang sinh thái lại khiến voi trở thành mục tiêu dễ dàng cho kẻ săn trộm.
- Vấn đề kinh tế - xã hội (đoạn 4): Người dân địa phương chịu ảnh hưởng tiêu cực.
- Đề xuất cách tiếp cận mới (đoạn 5): Sử dụng đường cao tốc có lối đi tự nhiên thay vì hành lang nhân tạo.
- Câu hỏi bỏ ngỏ về giải pháp lâu dài (đoạn 6): Nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét lại (rethinking) cách tiếp cận hành lang sinh thái.
→ A phù hợp nhất vì phản ánh đúng nội dung bài đọc: cần suy nghĩ lại về hành lang sinh thái do những thách thức và giới hạn của chúng.
Chọn A.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Từ đồng nghĩa
Dịch: Cụm ‘got wind of’ trong đoạn 2 có thể thay thế bằng cụm nào?
- get wind of sth (idiom) = to learn a piece of information, esp. when it has been a secret (Cambridge): biết được thông tin nào đó, thường là thông tin mật
A. find out about sth (phr.v): khám phá ra, tìm ra
B. bring sb/sth up (phr.v): nuôi nấng ai; đề cập đến một vấn đề gì
C. let sb off (phr.v): tha cho ai, không phạt
D. take over (phr.v): tiếp quản công việc, thay thế ai
=> got wind of = found out about.
Chọn A.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Đại từ thay thế
Dịch: Từ ‘their’ trong đoạn 3 chỉ ______.
A. các nhà bảo tồn B. những chú voi C. những phát hiện D. con người
Thông tin: The findings have left conservationists shaking their heads over the unintended conse-quences of their well-meaning interventions. (Những phát hiện này khiến các nhà bảo tồn phải lắc đầu trước những hậu quả không ngờ của hành động can thiệp vốn đầy thiện chí.)
Chọn A.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Theo văn bản, cái nào sau đây KHÔNG được đề cập đến như một hệ quả của hành lang động vật hoang dã?
A. Hoạt động săn bắn bất hợp pháp B. Thay đổi hành vi của động vật
C. Tác động đến kinh tế địa phương D. Biến đổi mô hình đa dạng sinh học
Thông tin:
- When faced with human disturbance, elephants changed their migration routes, wandering into unprotected areas. (Khi đối mặt với sự quấy nhiễu từ con người, voi đã thay đổi tuyến đường di cư và lang thang vào các khu vực không được bảo vệ.) => B đúng.
- This behavior proved catastrophic – poaching incidents soared by 180% in these zones. (Hành vi này là nguồn cơn của thảm họa – các vụ săn bắt trộm ở những khu vực này đã tăng vọt 180%.) => A đúng.
- ...farmers are forced to change traditional practices after authorities implement strict land-use regulations. (...nông dân buộc phải thay đổi những phương thức canh tác truyền thống sau khi chính quyền áp dụng nhiều quy định nghiêm ngặt về sử dụng đất.) => C đúng.
Chọn D.
Câu 5:
Which of the following best summarizes paragraph 4?
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm ý chính của đoạn
Dịch: Câu nào sau đây là tóm tắt tốt nhất của đoạn 4?
A. Các chương trình bồi thường kinh tế thất bại trong khi các hoạt động truyền thống phải đối mặt với sự suy giảm ổn định.
B. Các cộng đồng gặp khó khăn về tài chính do chương trình quản lý bảo tồn.
C. Các chính sách quản lý đất đai tạo ra sự bất ổn chưa từng thấy trong các hệ thống phát triển nông nghiệp.
D. Các cơ chế hỗ trợ tài chính là không đủ để duy trì sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Đoạn 4:
- The economic implications of corridor conservation make an already thorny issue even more complicated. Local communities often view these projects with skepticism as farmers are forced to change traditional practices after authorities implement strict land-use regulations. While compensation schemes exist on paper, they rarely translate into adequate financial support for those affected, fueling much tension. (Những tác động kinh tế của các dự án hành lang động vật càng làm vấn đề vốn đã nhức nhối trở nên phức tạp hơn. Các cộng đồng địa phương bày tỏ sự hoài nghi bởi nông dân phải thay đổi những phương thức canh tác truyền thống sau khi chính quyền áp dụng nhiều quy định nghiêm ngặt về sử dụng đất. Mặc dù các khoản bồi thường có tồn tại trên lý thuyết nhưng những người bị ảnh hưởng hiếm khi được hỗ trợ tài chính đầy đủ, khiến tình hình càng thêm căng thẳng.)
=> Các điểm bất hợp lý trong các lựa chọn (không có thông tin trong đoạn): “sự suy giảm ổn định của hoạt động truyền thống” (A); “sự bất ổn chưa từng thấy” (C); “sự phát triển bền vững của cộng đồng” (D).
Chọn B.
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Theo văn bản, câu nào sau đây là KHÔNG đúng?
A. Số lượng voi di cư qua vùng Sông Mekong đã giảm gần 1/3 kể từ khi dự án bắt đầu.
B. Các chuyên gia bảo tồn thất vọng vì những nỗ lực đầy thiện chí của họ lại đang lợi bất cập hại.
C. Nhiều dân địa phương không tin tưởng các dự án bảo tồn hành lang vì tiền bồi thường mà chính quyền hứa hẹn không đáp ứng được nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng.
D. Dự án Cầu Nối Động Vật Hoang Dã Sông Mekong từng được coi là một nỗ lực mang tính đột phá trong công cuộc bảo tồn trước khi thất bại.
Thông tin:
- In what conservationists are calling a watershed moment, the ambitious Greater Mekong Wildlife Bridge Project has encountered an unexpected stumbling block. (Tưởng như là một bước ngoặt quan trọng mà các nhà bảo tồn gọi là ‘dấu mốc lịch sử’, Dự án Cầu vượt Động vật Hoang dã Sông Mekong lại gặp phải một trở ngại ngoài ý muốn.)
* watershed /ˈwɔːtəʃed/ (n) = an event or a period of time that marks an important change (Oxford): một sự kiện mang tính bước ngoặt
=> Dự án trên được coi là một sự kiện lớn, đầy tham vọng => D đúng.
- Despite an unprecedented $50 million investment, the migrating elephant populations have plummeted by 35% since the project began. (Bất chấp khoản đầu tư chưa từng thấy trị giá 50 triệu USD, số lượng voi di cư đã giảm mạnh 35% kể từ khi dự án bắt đầu.)
=> 35% là hơn 1/3 (33%), không phải gần 1/3 (‘nearly one-third’) => A sai.
- The findings have left conservationists shaking their heads over the unintended consequences of their well-meaning interventions. (Những phát hiện này khiến các nhà bảo tồn phải lắc đầu trước những hậu quả không ngờ của hành động can thiệp vốn đầy thiện chí.) => B đúng.
- Local communities often view these projects with skepticism [...] While compensation schemes exist on paper, they rarely translate into adequate financial support for those affected, fueling much tension. (Các cộng đồng địa phương bày tỏ sự hoài nghi [...] Mặc dù các khoản bồi thường có tồn tại trên lý thuyết nhưng những người bị ảnh hưởng hiếm khi được hỗ trợ tài chính đầy đủ, khiến tình hình càng thêm căng thẳng.) => C đúng.
Chọn A.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Suy luận từ bài
Dịch: Điều nào sau đây KHÔNG suy ra được từ văn bản?
A. Câu chuyện thành công của Malaysia đã chứng minh rằng có thể đạt được sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển.
B. Các lối đi nhân tạo được bảo vệ giữa các môi trường sống bị chia cắt trở nên dễ bị tấn công bởi các hoạt động săn bắn theo thời gian.
C. Các khu vực xung quanh hành lang động vật hoang dã có tỷ lệ xung đột lãnh thổ giữa con người và động vật gia tăng.
D. Phương pháp tích hợp bảo tổn động vật hoang dã chỉ mới giải quyết được bề nổi của vấn đề khi các thành phố và thị trấn phát triển.
Phân tích:
- These artificial pathways were meant to ensure species survival in the face of habitat destruction. [...] Animals following these predictable routes often face life-threatening risks from poachers who have got wind of their movement patterns. (Những con đường nhân tạo này được kỳ vọng sẽ giúp tăng khả năng sống sót của các loài động vật đang phải đối mặt với môi trường sống tự nhiên bị tàn phá. [...] Các loài động vật đi theo những tuyến đường có thể dự đoán được này phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng từ những tay săn bắn bất hợp pháp đã ‘đánh hơi’ ra lộ trình di chuyển của chúng.) => B đúng.
- When faced with human disturbance, elephants changed their migration routes, wandering into unprotected areas. (Khi đối mặt với sự quấy nhiễu từ con người, voi đã thay đổi tuyến đường di cư và lang thang vào các khu vực không được bảo vệ.) => Ta thấy khi voi nhận thấy va chạm với hoạt động của con người thì chúng thay đổi lộ trình di cư để tránh người => xung đột lãnh thổ giữa người và voi tăng là không hợp lý => C sai.
- This strategy has already borne fruit in countries like Malaysia, where elevated highways incorporate natural underpasses. These structures allow for wildlife movement while maintaining human activity above. It’s a win-win situation. (Chiến lược này đã mang lại hiệu quả tại các quốc gia như Malaysia, nơi các xa lộ cao tốc có các đường hầm tự nhiên dưới lòng đất. Những công trình này cho phép động vật di chuyển trong khi vẫn duy trì các hoạt động của con người ở trên. Một giải pháp có lợi cho cả hai phía.) => A đúng
*bear fruit (idiom) = to have a successful result (Oxford): cho ra quả ngọt, ẩn dụ của đạt được thành công
- Nevertheless, critics argue that such solutions merely address the tip of the iceberg: humanity’s non-stop expansion into natural habitats. As urban sprawl continues ceaselessly, even these innovative ideas might not be enough to protect wildlife in the long run. (Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng những giải pháp này chỉ giải quyết được phần nổi của tảng băng chìm: sự lấn chiếm không ngừng của loài người vào môi trường tự nhiên. Khi quá trình đô thị hóa tiếp tục không có dấu hiệu ngừng lại, những ý tưởng sáng tạo này có lẽ vẫn chưa đủ để bảo vệ động vật hoang dã trong dài hạn.) => D đúng.
* the tip of the iceberg (idiom) = only a small part of a much larger problem (Oxford): phần nổi của tảng băng chìm, phần nhỏ của một vấn đề lớn hơn rất nhiều
* scratch the surface (of sth) (idiom) = to deal with, understand, or find out about only a small part of a subject or problem (Oxford): chỉ giải quyết được bề nổi của vấn đề
Chọn B.
Câu 8:
Lời giải của GV VietJack
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Trong đoạn 6, khi các tòa nhà tiếp tục lan ra vùng nông thôn, ngay cả những giải pháp sáng tạo nhất cũng có thể sẽ không đạt được _______.
A. đảm bảo bảo vệ động vật hoang dã lâu dài.
B. cung cấp quản lý bền vững.
C. tiếp tục mở rộng nhân loại.
D. hỗ trợ phát triển con người.
Thông tin: As urban sprawl continues ceaselessly, even these innovative ideas might not be enough to protect wildlife in the long run. (Khi quá trình đô thị hóa tiếp tục không có dấu hiệu ngừng lại, những ý tưởng sáng tạo này có lẽ vẫn là chưa đủ để bảo vệ động vật hoang dã trong dài hạn.)
=> Trong đó, việc ‘các tòa nhà lan ra vùng nông thôn’ chính là miêu tả tình trạng đô thị hóa (‘urban sprawl’), ‘creative’ = ‘innovative’, ‘ensuring long-term wildlife protection’ = ‘protect wildlife in the long run’.
Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 5:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
(2025) Đề minh họa Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án ( Đề 8)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận