Câu hỏi:
22/05/2025 16CÂY NHÚT NHÁT
Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt sạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng không biết từ đâu tới. Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: hàng nghìn, hàng vạn những con chim đã bay ngang qua đây nhưng chưa có một con chim nào đẹp đến thế.
Càng nghe bạn bè trầm trồ thán phục, cây xấu hổ càng thêm tiếc. Không biết có bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?
(Trích Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi, Trần Hoài Dương, NXB Kim Đồng, 2018)
Xác định ngôi kể được sử dụng trong câu chuyện trên.
Quảng cáo
Trả lời:
Ngôi kể: ngôi thứ ba.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo câu chuyện, vì sao cây xấu hổ lại luyến tiếc?
Lời giải của GV VietJack
Cây xấu hổ luyến tiếc vì vì đã không được tận mắt nhìn thấy con chim xanh.
Câu 3:
Xếp các từ được gạch chân trong văn bản trên vào nhóm thích hợp: danh từ, động từ, tính từ.
Lời giải của GV VietJack
- Danh từ: tiếng động, cây xấu hổ.
- Động từ: nhìn, đậu.
- Tính từ: xanh biếc, đẹp.
Câu 4:
Chỉ ra 01 từ khác loại trong nhóm từ sau: xôn xao, lóng lánh, cây cỏ, vội vàng, he hé.
Lời giải của GV VietJack
Từ khác loại trong nhóm từ: cây cỏ (từ ghép), các từ còn lại là từ láy.
Câu 5:
Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ của câu văn sau:
Con chim đậu môt thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi.
Lời giải của GV VietJack
Con chim đậu môt thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi.
Câu 6:
Từ sự luyến tiếc của cây xấu hổ trong câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Lời giải của GV VietJack
HS rút ra bài học cho bản thân, gợi ý: cần phải có sự tự tin vào chính bản thân mình.
Đã bán 1,5k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau:
Và se sẽ bước nhỏ
Mùa thu đến nhà em
Nắng mắc võng qua thềm
Bưởi đánh đu đầu ngõ.
(Mùa thu, Mai Văn Hai)
Câu 4:
Xếp các từ được gạch chân trong văn bản trên vào nhóm thích hợp: danh từ, động từ, tính từ.
Câu 5:
Chỉ ra 01 từ khác loại trong nhóm từ sau: xôn xao, lóng lánh, cây cỏ, vội vàng, he hé.
Câu 6:
Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ của câu văn sau:
Con chim đậu môt thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi.
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2022 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Amsterdam năm 2020 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2024 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2023 có đáp án
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2022 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận