Câu hỏi:

29/06/2025 16

(2,0 điểm) Một hộp giấy đựng bỏng ngô gồm bốn mặt bên xung quanh và một mặt đáy. Biết mỗi mặt xung quanh của một hộp giấy đó có dạng là một hình thang cân có độ dài các cạnh đáy lần lượt là \(13{\rm{\;cm}}\) và \(10{\rm{\;cm,}}\) chiều cao là \(20{\rm{\;cm;}}\) đáy hộp có dạng hình vuông cạnh là \(10{\rm{\;cm}}{\rm{.}}\)

a) Viết công thức tính diện tích hình thang khi biết độ dài hai cạnh đáy và chiều cao.

b) Tính diện tích bốn mặt bên của hộp giấy.

(2,0 điểm) Một hộp giấy đựng bỏng ngô gồm bốn mặt bên xung quanh và một mặt đáy. Biết mỗi mặt xung quanh của một hộp giấy đó có dạng là một hình thang cân có độ dài các cạnh đáy lần lượt là   13 c m   và   10 c m ,   chiều cao là   20 c m ;   đáy hộp có dạng hình vuông cạnh là   10 c m .    a) Viết công thức tính diện tích hình thang khi biết độ dài hai cạnh đáy và chiều cao.  b) Tính diện tích bốn mặt bên của hộp giấy.    c) Hỏi cần ít nhất bao nhiêu cen-ti-mét vuông giấy bìa để làm một chiếc hộp đựng bỏng ngô đó (không tính diện tích các mép dán)? (ảnh 1)

c) Hỏi cần ít nhất bao nhiêu cen-ti-mét vuông giấy bìa để làm một chiếc hộp đựng bỏng ngô đó (không tính diện tích các mép dán)?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải

a) Công thức tính diện tích hình thang khi biết độ dài hai cạnh đáy \(a,\,\,b\) và chiều cao \(h\) là:

\(S = \frac{{\left( {a + b} \right)h}}{2}\) (đơn vị diện tích).

b) Diện tích một mặt của hộp giấy là:

\(\frac{{\left( {10 + 13} \right) \cdot 20}}{2} = 230{\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\)

Diện tích bốn mặt xung quanh của chiếc hộp là:

\[230 \cdot 4 = 920{\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\]

c) Đáy hộp đựng bỏng ngô là hình vuông nên có diện tích là:

\(10 \cdot 10 = 100{\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\)

Diện tích giấy bìa ít nhất để làm được một chiếc hộp là:

\(920 + 100 = 1\,\,020{\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Hướng dẫn giải

1. a) Nhiệt độ dự báo của ngày hôm sau sẽ là: \[ - 5^\circ {\rm{C}} + 3^\circ {\rm{C}} = - 2^\circ {\rm{C}}.\]

b) Thực tế, nhiệt độ ngày hôm sau lại tăng thêm \[8^\circ {\rm{C}}\] nên nhiệt độ thực tế ngày hôm sau là

\[ - 5^\circ {\rm{C}} + 8^\circ {\rm{C}} = 3^\circ {\rm{C}}.\]

2. Gọi \(x\) (bó) là số bó hoa mà cửa hàng bó được \(\left( {x \in \mathbb{N}*} \right).\)

Theo bài ta có: \(144\,\, \vdots \,\,x,\,\,120\,\, \vdots \,\,x,\,\,96\,\, \vdots \,\,x\) và \[x\] là số bó hoa nhiều nhất cửa hàng bó.

Do đó \[x\] là ƯCLN\[\left( {144,120,96} \right).\]

Ta có: \(144 = {2^4} \cdot {3^2}\); \(120 = {2^3} \cdot 3 \cdot 5\); \(96 = {2^5} \cdot 3.\)

Suy ra \(x = \) ƯCLN\[\left( {144,120,96} \right) = {2^3} \cdot 3 = 24.\]

Khi đó, mỗi bó có \[144:24 = 6\] bông hoa hồng đỏ;

\[120:24 = 5\] bông hoa hồng phấn;

\[96:24 = 4\] bông hoa hồng vàng.

Vậy cửa hàng bó được nhiều nhất 24 bó, khi đó mỗi bó có 6 bông hoa hồng đỏ, 5 bông hoa hồng phấn và 4 bông hoa hồng vàng.

Lời giải

Hướng dẫn giải

a) \(9 \cdot \left( {x + 2} \right) - 28 = 26\)

\(9 \cdot \left( {x + 2} \right) = 54\)

\(x + 2 = 6\)

\(x = 4\)

Vậy \(x = 4.\)

b) \(\left( { - 6 + 3x} \right):5 = - 18\)

\( - 6 + 3x = - 90\)

\(3x = - 84\)

\(x = - 28\).

Vậy \(x = - 28\).

c) \({\left( {4 - x} \right)^3} + 17 = - 10\)

\({\left( {4 - x} \right)^3} = - 27\)

\({\left( {4 - x} \right)^3} = {\left( { - 3} \right)^3}\)

Suy ra \(4 - x = - 3\)

\(x = 4 - \left( { - 3} \right)\)

\(x = 7\)

Vậy \(x = 7.\)