Câu hỏi:

30/06/2025 4

     5.1. Cho \[\Delta ABD\] cân tại \[A\] có \[\widehat A = 40^\circ \]. Trên tia đối của tia \[DB\] lấy điểm \[C\] sao cho \[DC = DA\]. Tính số đo của \[\widehat {ACB}\].

     5.2. Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) (\(AB < AC\)). Tia phân giác của \(\widehat B\) cắt \(AC\) tại \(D\). Kẻ \(DE\) vuông góc với \(BC\) tại \(E\). Gọi \(M\) là giao điểm của \(AB\) và \(DE\).

     a) Chứng minh \(\Delta ABD = \Delta EBD\), từ đó suy ra \(BA = BE\).

     b) So sánh độ dài các cạnh của \(\Delta ADM\).

     c) Gọi \(K\) là trung điểm của \(MC\). Chứng minh ba điểm \(B\), \(D\), \(K\) thẳng hàng.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

5.1.

	5.1. Cho \[\Delta ABD\] cân tại \[A\] có \[\widehat A = 40^\circ \]. Trên tia đối của tia \[DB\] lấy điểm \[C\] sao cho \[DC = DA\]. Tính số đo của \[\widehat {ACB}\]. 	5.2.	Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) (\(AB < AC\)). Tia phân giác của \(\widehat B\) cắt \(AC\) tại \(D\). Kẻ \(DE\) vuông góc với \(BC\) tại \(E\). Gọi \(M\) là giao điểm của \(AB\) và \(DE\). 	a) Chứng minh \(\Delta ABD = \Delta EBD\), từ đó suy ra \(BA = BE\). 	b) So sánh độ dài các cạnh của \(\Delta ADM\). 	c) Gọi \(K\) là trung điểm của \(MC\). Chứng minh ba điểm \(B\), \(D\), \(K\) thẳng hàng. (ảnh 1)

Trong \(\Delta ABC\)\(\widehat {BAD} + \widehat B + \widehat {ADB} = 180^\circ \).

Suy ra \(\widehat B + \widehat {ADB} = 180^\circ - \widehat {BAD} = 140^\circ \).

\(\widehat B = \widehat {ADB}\) (\(\Delta ABD\) cân tại \(A\))

Suy ra \(\widehat B = \widehat {ADB} = \frac{{140^\circ }}{2} = 70^\circ \).

Ta có: \(\widehat {ADB} + \widehat {ADC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù) nên \(\widehat {ADC} = 110^\circ \).

\(\Delta ADC\)\(DC = DA\) (gt) nên \(\Delta ADC\) cân tại \(D\).

\(\widehat {ACB} = \frac{{180^\circ - \widehat {ADC}}}{2} = \frac{{180^\circ - 110^\circ }}{2} = 35^\circ .\)

5.2.

	5.1. Cho \[\Delta ABD\] cân tại \[A\] có \[\widehat A = 40^\circ \]. Trên tia đối của tia \[DB\] lấy điểm \[C\] sao cho \[DC = DA\]. Tính số đo của \[\widehat {ACB}\]. 	5.2.	Cho \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) (\(AB < AC\)). Tia phân giác của \(\widehat B\) cắt \(AC\) tại \(D\). Kẻ \(DE\) vuông góc với \(BC\) tại \(E\). Gọi \(M\) là giao điểm của \(AB\) và \(DE\). 	a) Chứng minh \(\Delta ABD = \Delta EBD\), từ đó suy ra \(BA = BE\). 	b) So sánh độ dài các cạnh của \(\Delta ADM\). 	c) Gọi \(K\) là trung điểm của \(MC\). Chứng minh ba điểm \(B\), \(D\), \(K\) thẳng hàng. (ảnh 2)

a) Xét \(\Delta ABD\)\(\Delta EBD\), có:

\(\widehat {BAD} = \widehat {BED} = 90^\circ \);

\(BD\) là cạnh chung;

\(\widehat {ABD} = \widehat {EBD}\) (do \(BD\) là tia phân giác của \(\widehat B\)).

Do đó \(\Delta ABD = \Delta EBD\) (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra \(BA = BE\) (hai cạnh tương ứng).

b) Xét \(\Delta BEM\)\(\Delta BAC\), có:

\(\widehat {BEM} = \widehat {BAC} = 90^\circ \);

\(\widehat {ABE}\) là góc chung;

\(BA = BE\) (chứng minh câu a).

Do đó \(\Delta BEM = \Delta BAC\) (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Suy ra \(\widehat {BME} = \widehat {BCA}\) (cặp góc tương ứng).

\(\widehat {ADM}\) phụ với \[\widehat {BME}\]; \(\widehat {ABC}\) phụ với \(\widehat {BCA}\).

Do đó \(\widehat {ADM} = \widehat {ABC}\).

Lại có \(\widehat {BCA} < \widehat {ABC}\) (do \(AB < AC\)).

Suy ra \(\widehat {BME} = \widehat {BCA} < \widehat {ABC}\) hay \(\widehat {AMD} < \widehat {ADM}\).

Khi đó \(AD < AM\) (quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác).

\(AM < DM\) (quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc).

Vậy trong \(\Delta ADM\), \(AD < AM < DM\).

c) \(\Delta MBC\)\(CA\)\(ME\) là hai đường cao cắt nhau tại \(D\).

Suy ra \(D\) là trực tâm của \(\Delta MBC\).

Do đó \(BD\) là đường cao thứ ba của \(\Delta MBC\) (1)

Do \(\Delta BEM = \Delta BAC\) (câu b) nên \(BM = BC\) (hai cạnh tương ứng).

\(\Delta BMC\)\(BM = BC\) nên là tam giác cân tại \(B\).

Khi đó đường trung tuyến \(BK\) của tam giác đồng thời là đường cao của \(\Delta MBC\) (2)

Từ (1), (2), suy ra ba điểm \(B\), \(D\), \(K\) thẳng hàng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Mật mã két sắt nhà Trang là số có ba chữ số và được tạo thành từ các chữ số \(1,2,3\).

Do đó, số các số được lập thành từ ba chữ số \(1,2,3\)\(3.3.3 = 27\).

Mà mật mã két sắt chỉ có một.

Suy ra xác suất để mẹ Trang mở một lần đúng được mật mã là: \(\frac{1}{{27}}.\)

Lời giải

a) Biến cố chắc chắn là biến cố \(M\): “Tổng các số ghi trên hai quả bóng lớn hơn 2”, vì hai số nhỏ nhất ghi trên mỗi quả bóng lấy từ hai hộp lần lượt là \(1\) và \(2\) nên tổng các số gho trên hai quả bóng nhỏ nhất là \(3\), chắc chắn lớn hơn \(2.\)

Biến cố không thể là biến cố \(P\): “Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai quả bóng bằng 10”. Vì chênh lệch lớn nhất giữa hai số lấy được trên mỗi quả bóng từ hai hộp là 9, khi hộp \(A\) lấy được số 1 và hộp \(B\) lấy được số \(10\).

b) Trong năm quả bóng từ hộp \(A\) ghi các số \(1;3;5;7;9\) có ba số nguyên tố là \(3;5;7\).

Do đó, xác suất của biến cố \(Q\) là \(\frac{3}{5}.\)

c) Trong năm quả bóng từ hộp \(B\) ghi các số \(2;4;6;8;10\) có các số là ước của \(16\) là: \(2;4;8\).

Do đó, xác suất của biến cố \(P\) là \(\frac{3}{5}.\)