Câu hỏi:

30/06/2025 21

(0,5 điểm) Trong một hộp thưởng có chứa 5 quả bóng màu xanh, \(20\) quả bóng màu trắng, \(n\) quả bóng màu cầu vồng, các quả bóng có cùng kích thước và hình dạng. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng. Biết xác suất lấy được quả bóng màu cầu vồng là \(\frac{3}{4}\). Tính số quả bóng màu cầu vồng.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải

Ta có số các kết quả có thể xảy ra khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp là: \(5 + 20 + n = 25 + n\).

Xác suất để lấy được quả bóng màu cầu vồng là: \(\frac{n}{{n + 25}}\).

Mà xác suất lấy được quả bóng màu cầu vồng là \(\frac{3}{4}\). Do đó, ta có: \(\frac{n}{{n + 25}} = \frac{3}{4}\).

Suy ra \(4n = 3n + 75\) hay \(n = 75\).

Vậy trong hộp có 75 quả bóng màu cầu vồng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Hướng dẫn giải

(3,0 điểm) Cho tam giác   A B C   cân tại   A ( ˆ A < 90 ∘ )  . Gọi   M   là trung điểm của   B C  .  a) Chứng minh   Δ A M B = Δ A M C  , từ đó chứng minh   A M   là tia phân giác của góc   ˆ B A C  .  b) Kẻ   M E ⊥ A B ( E ∈ A B ) , M F ⊥ A C ( F ∈ A C )  . Chứng minh   Δ M E F   cân.  c) Qua   B   kẻ đường thẳng   d   song song với   A C  . Trên   d  , lấy điểm   K   nằm khác phía với điểm   A   so với đường thẳng   B C   sao cho   B K = B E  . Chứng minh   M   là trung điểm của   F K . (ảnh 1)

a) Xét

\(\Delta AMB\) và \(\Delta AMC\), có:

\(AM\) chung (gt)

\(BM = MC\) (gt)

\(AB = AC\) (\(\Delta ABC\) cân)

Do đó, \(\Delta AMB = \Delta AMC\) (c.c.c)

Suy ra \(\widehat {MAB} = \widehat {MAC}\) (hai cạnh tương ứng)

Do đó, \(AM\) là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\).

b) Xét \(\Delta AME\) và \(\Delta AMF\), có:

\(\widehat {MEA} = \widehat {MFA} = 90^\circ \) (gt)

\(\widehat {EAM} = \widehat {FAM}\)

\(AM\) chung (gt)

Do đó, \(\Delta AME = \Delta AMF\) (ch – gn)

Suy ra \(ME = MF\) (hai cạnh tương ứng)

Từ đó, ta có: \(\Delta MEF\) cân tại \(M\).

c) Vì \(\Delta AME = \Delta AMF\) (cmt) nên \(AE = AF\) (hai cạnh tương ứng).

Mà \(AB = AC\) và ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}AB = AE + EB\\AC = AF + FC\end{array} \right.\) suy ra \(EB = FC\).

Lại có \(EB = KB\) nên \(KB = FC\).

Xét \(\Delta BKM\) và \(\Delta CFM\), có:

\(BM = MC\) (gt)

\(\widehat {FCM} = \widehat {MBK}\) (so le trong)

\(KB = FC\) (cmt)

Do đó, \(\Delta BKM = \Delta CFM\) (c.g.c)

Suy ra \(\widehat {BMK} = \widehat {CMF}\) (hai góc tương ứng)

Mà hai góc ở vị trí đối đỉnh nên \(K,M,F\) thẳng hàng.

Lại có \(KM = MF\) (hai cạnh tương ứng)

Do đó, \(M\) là trung điểm của \(KF\).

Lời giải

Hướng dẫn giải

a) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là: \(A = \left\{ {1;2;3;...;26} \right\}\).

Do đó, có 26 kết quả có thể xảy ra khi rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp.

b) Kết quả thuận lợi của biến cố \(Y\): “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” là:

\(Y = \left\{ {3;6;9;12;15;18;21;24} \right\}\). Do đó, có \(8\) kết quả thuận lợi cho biến cố này.

c) Xác suất của biến cố \(Y:\) “Số ghi trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” là: \(\frac{8}{{26}} = \frac{4}{{13}}\).

d) Kết quả thuận lợi cho biến cố \(Z\): “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1” là: \(Z = \left\{ {1;21} \right\}\). Do đó, có hai kết quả thuận lợi cho biến cố này.

Vậy xác suất của biến cố \(Z\): “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1” là \(\frac{2}{{26}} = \frac{1}{{13}}\).